-
Ben de la Roche, sinh viên thiết kế công nghiệp tại Đại học Massey, New Zealand đã thiết kế một bức tường làm lạnh không cánh gọi là Impress có thể ngăn chặn chất thải thực phẩm và tiết kiệm năng lượng.
-
Tại cuộc triển lãm sáng tạo khoa học và kỹ thuật quốc tế của giới trẻ EXPO-SCIENCES EUROPE 2012 có một thiết bị rất độc đáo của sinh viên Nga đến từ tỉnh Kaliningrad: “Nhà máy điện chạy bằng nước mưa – phương hướng mới của năng lượng thay thế”.
-
Dùng 2 hình hộp chữ nhật và hình tháp, sử dụng năng lượng mặt trời để chưng cất nước mặn thành nước ngọt, hai sinh viên Đại học Cần Thơ vừa giành giải nhất cuộc thi Holcim Prize 2011.
-
Cuộc thi Shell Eco Marathon Asia 2012 diễn ra tại trường đua quốc tế Sepang (SIC), Malaysia, từ ngày 4-7/7/2012, thu hút hơn 1.000 sinh viên từ 119 đội đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á và Trung Đông tham gia, trong đó có Việt Nam.
-
Các Đại sứ Giờ Trái Đất 2012 đã có một loạt các buổi giao lưu với gần 1,000 sinh viên tại 7 trường đại học tại Hà Nội từ đầu tháng Ba.
-
Trường ĐH FPT là điểm đầu tiên được lựa chọn để phát đi thông điệp “Tôi và bạn hãy cùng hành động” đến học sinh, sinh viên thành phố Hà Nội.
-
Để chứng minh việc sản xuất xe hơi chạy bằng điện không phải chỉ ở các nước lớn với ngành công nghiệp khổng lồ, một nhóm sinh viên và giáo sư đại học Makarere tại Uganda chế tạo một chiếc ôtô chạy bằng điện.
-
Cuộc thi Shell Eco-marathon là cơ hội để sinh viên sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả nhất, đồng thời nghiên cứu đưa vào sử dụng những nhiên liệu mới. Quan trọng hơn cả đó là giáo dục tinh thần trách nhiệm khi sử dụng năng lượng và giảm phát thải khí CO2 bảo vệ môi trường.
-
Một nhóm sinh viên ngành kĩ thuật tại trường đại học Rice (Mỹ) đã thiết kế được nồi hấp tiệt trùng sử dụng Capteur Soliel – một thiết bị thu năng lượng ánh sáng mặt trời tại những nơi mà dòng điện, hoặc bất cứ một loại nhiên liệu này khác, khó tiếp cận đến. Thiết bị này do một nhà phát minh người pháp sáng tạo ra từ vài thập kỉ trước đây.
-
Nếu như các phương pháp hiện có chỉ cho phép biến nguồn địa nhiệt thành điện bằng cách sục nước xuống tầng đá ngầm sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, rồi dùng nước nóng để chạy turbine phát điện thì hệ thống khai thác địa nhiệt bằng khí CO2 (CPG) do các nhà khoa học Martin Saar và sinh viên tốt nghiệp Jimmy Randolph tạo ra lại không dùng nước mà dùng khí CO2 với vai trò chất dẫn nhiệt.
-
Với tất cả 15 thành viên, 3 đội chơi gồm BK xanh, Eco Green và Ben K51 lần lượt trải qua 3 vòng thi Chào hỏi, kiến thức chung, ý tưởng công nghệ trong sự cổ vũ nhiệt tình của gần 300 sinh viên và khách mời. 3 đội chơi với cách thể hiện sôi động, dí dỏm cùng những kiến thức được trang bị kĩ càng đã mang đến cho cuộc thi “Sinh viên tìm hiểu tiết kiệm năng lượng” nhiều bất ngờ thú vị. Cuộc thi diễn ra sáng 27/5 trong chuỗi các sự kiện xung quanh hội chợ triển lãm Entech hanoi 2011 được tổ chức tại Hà Nội.
-
Bằng việc tận dụng năng lượng mặt trời, một sinh viên ở đại học Monash (Ô-xtrây-li-a) đã thiết kế một thiết bị làm sạch nước rất đơn giản, hiệu quả với chi phí thấp.
-
Nhóm 3 sinh viên trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng vừa chế tạo thành công chiếc xe năng lượng mặt trời SC4 . Xe thích hợp phục vụ du lịch ở Đà Nẵng hay phố cổ Hội An. Đã có 5 doanh nghiệp ngỏ ý muốn đầu tư vào loại xe này.
-
Nhóm giảng viên, sinh viên (SV) ĐH Bách khoa Hà Nội chế tạo thành công xe máy 3 bánh chạy 250 km chỉ mất 1 lít xăng và mong ước sản phẩm sẽ được ứng dụng vào thực tế.
-
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi các công ty cải biến các tòa nhà của họ để tiết kiệm năng lượng hơn và nỗ lực này sẽ giúp tạo ra công ăn việc làm mới bây giờ và trong tương lai. Ông Obama nói chuyện với các sinh viên tại Trường Đại Học Tiểu Bang Pennsylvania hôm thứ Năm sau khi đi thăm một số cơ sở nghiên cứu của trường đang phụ trách các dự án tiết kiệm năng lượng hơn cho các tòa nhà lớn.
-
Trung tâm hoạt động thể thao xanh, cặp có túi đựng rác mini hay thiết kế thiết bị lọc khí thải cho ống bô xe máy là những ý tưởng mà sinh viên Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh vừa đưa ra.
-
Sinh viên Lê Tấn Phúc (ngành Điều khiển tự động, khoa cơ khí - công nghệ, Trường đại học nông lâm TP.HCM), trải qua quá trình mày mò nghiên cứu đã chế tạo thành công máy ấp trứng tự động sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Máy cho tỉ lệ nở cao trên 80%, mang lại tính hiệu quả về kinh tế khi sử dụng lâu dài do không cần sử dụng nguồn điện; thích hợp với những vùng sâu, vùng xa, nơi điện lưới chưa phủ đến.
-
Đây là những trăn trở của ông Casey Lauer, giám đốc năng lượng và môi trường của K – state. Đây cũng đang là một chủ đề ngày càng được nhiều người tranh luận và Lauer là mọt trong rất nhiều người trong khu học xá đang cố gắng tìm ra cách giúp trường đại học có thể tiết kiệm tiền thông qua việc cắt giảm tiêu thụ năng lượng. Tại cuộc thảo luận Forum Hall của hội sinh viên K – State vào thứ 2 vừa qua, Lauer và mọi người đã cùng nói với nhau về chủ đề bảo toàn năng lượng này.
-
Paul Montgomery, một sinh viên cao học đại học Pennsylvania đang thiết kế một loại bếp nấu ăn phục vụ người dân những nước đang phát triển. Trong hội thảo sắp tới của Hội nghị thiết kế Pan-American/Iberian lần 2 tổ chức tại Cancun, Mexico, Paul Montgomery sẽ cho ra mắt phát minh mới của mình là chiếc quạt chạy bằng nhiệt giúp bếp hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời đẩy lùi những nguy hại cho sức khỏe gây ra do những căn bếp kín.
-
Sự lên ngôi của việc làm “xanh” (việc làm trong lĩnh vực môi trường) cũng khiến thứ bậc của nhiều trường ĐH đào tạo về ngành môi trường cũng được nâng lên. Các trường này đang ngày càng thu hút sinh viên vào học. Bên cạnh đó các hoạt động, hội thảo về bảo vệ môi trường cũng được tổ chức nhiều hơn. Kể từ khi ông Obama trở thành Tổng thống Mỹ năm 2009, việc làm “xanh” được chính phủ quan tâm hơn.