-
5 năm qua, công tác tuyên truyền đã làm tốt nhiệm vụ của mình, giúp cộng đồng hiểu sâu sắc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Có thể nói, các nhà báo chính là nhân tố quan trọng góp sức vào sự thành công của nhiệm vụ Nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí không chỉ góp sức vào thành công của giai đoạn 1 của Chương trình 2006 – 2010 mà còn tiếp tục cam kết đồng hành, hỗ trợ mạnh mẽ cho Chương trình trong giai đoạn tiếp theo 2011 - 2015.
-
Cuộc thi Shell Eco-marathon là cơ hội để sinh viên sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả nhất, đồng thời nghiên cứu đưa vào sử dụng những nhiên liệu mới. Quan trọng hơn cả đó là giáo dục tinh thần trách nhiệm khi sử dụng năng lượng và giảm phát thải khí CO2 bảo vệ môi trường.
-
Nhân kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), sáng ngày 16/6, Hội Chiếu sáng Việt Nam đã phối hợp với Tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống tổ chức buổi giao lưu, tọa đàm “Vai trò của của báo chí với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp”. Buổi tọa đàm diễn ra với sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đại diện các ngành liên quan, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng trong nước và đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí.
-
Fujisawa sẽ được xây dựng trên khu đất rộng 47 mẫu tại quận Kanagawa, với khoảng 1000 hộ gia đình. Nếu thành phố này đạt được những tiêu chuẩn về năng lượng như những nhà thiết kế kì vọng, nó có thể sẽ trở thành hình mẫu cho các thành phố sử dụng năng lượng hiệu quả tại Nhật và trên toàn thế giới.
-
Một nhóm sinh viên ngành kĩ thuật tại trường đại học Rice (Mỹ) đã thiết kế được nồi hấp tiệt trùng sử dụng Capteur Soliel – một thiết bị thu năng lượng ánh sáng mặt trời tại những nơi mà dòng điện, hoặc bất cứ một loại nhiên liệu này khác, khó tiếp cận đến. Thiết bị này do một nhà phát minh người pháp sáng tạo ra từ vài thập kỉ trước đây.
-
Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao là một trong những dự án trợ giúp kỹ thuật có quy mô lớn tại Việt Nam. Các hoạt động của Dự án được triển khai trong hơn 5 năm qua đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi các công nghệ và giải pháp quản lý hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng ở Việt Nam. Những thành quả đạt được của Dự án đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Thực hiện tất cả 9 giải pháp đưa ra, mỗi năm công ty CP bia Hà Nội Kim Bài sẽ có cơ hội giảm tiêu thụ khoảng 750 tấn than và 275 nghìn Kwh điện. Với giá bán năng lượng như năm 2010, ước tính mỗi năm công ty có thể tiết kiệm được 954 triệu đồng. Nhóm kiểm toán đề xuất trước tiên doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng hoàn thiện trong tương lai.
-
Hiện nay nguồn năng lượng ở Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên, nhưng thực tế các nguồn tự nhiên này đang dần cạn kiệt. Việc sử dụng năng lượng sinh học sẽ góp phần làm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Biodiesel được sản xuất từ dầu rán phế thải là dự án có tính ứng dụng vào cuộc sống cao khi dùng để sử dụng cho các loại xe tải, xe buýt… góp phần vào việc giảm khí thải độc hại ra môi trường.
-
Từ nhiều năm nay, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chỉ đạo và thực hiện tăng cường các biện pháp như trưng bày các biển quảng cáo, panô áp phích về sử dụng các thiết bị điện có hiệu số phát quang lớn nhưng tiêu thụ ít điện năng, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời thay cho sử dụng bằng điện, phát tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện đến khách hàng. Đặc biệt, theo dõi chặt chẽ việc sử dụng điện của các cơ quan, ban ngành hành chính, sự nghiệp. Thực hiện nghiêm túc về thời gian bật đèn và tắt đèn theo qui định, giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng tại các đường phố, quảng trường,
-
Trong 2 năm 2009 và 2010, công ty hóa chất Mỹ Dow Chemical đã tiết kiệm được 760 triệu USD nhờ cải thiện hiệu quả năng lượng, điều mà Dow đã làm kể từ năm 1990. Kể từ năm đó, Dow cho biết đã đầu tư khoảng 2 tỉ USD cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả, kết quả là đã tiết kiệm được 9,4 tỉ USD, tương đương khoản tiết kiệm “ròng” là 7 tỉ USD.
-
Tiếp sau thành công của những dự án đã triển khai, ngày 7/1/2011, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt triển khai đề án “Sử dụng năng lượng hiệu quả và ứng dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”. Trong giai đoạn này thành phố Đà Nẵng xác định đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các chương trình về tiết kiệm năng lượng.
-
Căn cứ Quyết định số 79/2006/QĐ - TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã ban hành công văn số 5059/BCĐ - TKNL ngày 8/6 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch, dự kiến triển khai các nội dung năm 2012.
-
Để xử lý chất thải chăn nuôi, cải thiện môi trường và tái tạo năng lượng cho người dân nông thôn, Hội phụ nữ Ninh Bình đã tổ chức thực hiện đề án "Triển khai mô hình hộ gia đình sử dụng thiết bị khí sinh học tiết kiệm năng lượng”, được sự hỗ trợ tích cực từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Bộ Công Thương, Đề án đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ.
-
Một mục tiêu khác của dự án là sẽ được tăng cường khung pháp lý và thể chế, phát triển các cơ chế thực thi và giám sát, tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực thiết bị và thiết bị điện dân dụng, đồng thời phát động chiến dịch tiếp cận cộng đồng để phổ biến sử dụng năng lượng hiệu quả ở Nigeria, ông Lekoetje cho biết thêm, đồng thời chỉ rõ các mục tiêu được thiết kế nhằm giúp nâng cao năng lực của tất cả các bên liên quan ở cấp quốc gia.
-
Hai tháng kể từ sau những thảm họa thiên nhiên nặng nề, chính phủ Nhật Bản tuyên bố quyết tâm phát triển năng lượng bền vững thông qua hợp tác ba bên. Nước này đã cam kết tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và hiệu quả trong sử dụng năng lượng để đạt tăng trưởng bền vững trong quá trình tái thiết đất nước.
-
Đức đang bù đắp cho việc ngừng sử dụng ¾ công suất năng lượng hạt nhân của mình bằng việc đốt than, sử dụng năng lượng mặt trời và nhập khẩu thêm năng lượng nguyên tử từ Pháp. Thêm một nhà máy hạt nhân bị đóng cửa vào cuối tuần đồng nghĩa việc ngừng sử dụng 16 GW công suất điện hạt nhân vào Thứ 2, gần một nửa trong số đó bị đóng cửa dưới áp lực của chính phủ sau thảm họa hạt nhân Fukushima hồi tháng 3.
-
Liên Hợp Quốc đã dự đoán rằng sự việc sử dụng năng lượng tái tạo tới năm 2050 cũng như các công nghệ sạch (phong năng, quang năng) sẽ tăng mạnh và chi phí sẽ giảm xuống. Báo cáo về biến đổi khí hậu của hội đồng liên chính phủ dự đoán rằng sẽ có thêm 100 EJ trong công suất năng lượng tái tạo.
-
Ngày 30 tháng 05 năm 2011, tại TP Hồ Chí Minh Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã chính thức phát động 3 cuộc thi về tiết kiệm năng lượng năm 2011 bao gồm “Tòa nhà hiệu quả năng lượng”, “Quản lý năng lượng trong công nghiệp & tòa nhà” và Giải thưởng “Truyền thông về tiết kiệm năng lượng”. Các cuộc thi được tổ chức bởi Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM (ECC-HCMC) và Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Hà Nội (ECC-HN) dưới sự chỉ đạo của Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng quốc gia, Bộ Công thương.
-
Văn phòng Tổng thanh tra thuộc Cơ quan dịch vụ bưu điện Hoa Kì (USPS OIG) sẽ sớm hợp nhất 4 trung tâm dữ liệu của mình tại một cơ sở mới, hiện đại bậc nhất, hướng tới tiết kiệm chi phí vận hành, tăng công suất và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Dự án này được chia làm 2 giai đoạn, và sẽ được thực hiện trong 10 tháng, nhằm tránh tình trạng trì trệ trong các hoạt động vận hành như hiện nay.
-
Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước ngành Công nghiệp và Thương mại trong nhiều năm qua đã đề xuất và thực hiện nhiều chương trình/đề án nhằm thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững như: Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006- 2015, Đề án phát triển nhiên liệu sinh học giai đoạn đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường và Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2015 tầm nhìn 2020.