Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:24 GMT+7
Hết năm 2010, điện lưới quốc gia được đưa về 584/585 xã, đạt 97,48%. Số hộ đã có điện lưới quốc gia là 855.006/877.071 hộ (đạt 97,48%). Riêng số hộ nông thôn và miền núi có điện là 763.271/785.265 hộ (đạt 97,2%). Năm 2010, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tiếp nhận quản lý lưới điện hạ áp ở 296 xã với 297.027 công tơ 1 pha và 5.798 công tơ 3 pha.
Từ nhiều năm nay, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chỉ đạo và thực hiện tăng cường các biện pháp như trưng bày các biển quảng cáo, panô áp phích về sử dụng các thiết bị điện có hiệu số phát quang lớn nhưng tiêu thụ ít điện năng, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời thay cho sử dụng bằng điện, phát tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện đến khách hàng. Đặc biệt, theo dõi chặt chẽ việc sử dụng điện của các cơ quan, ban ngành hành chính, sự nghiệp. Thực hiện nghiêm túc về thời gian bật đèn và tắt đèn theo qui định, giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng tại các đường phố, quảng trường, công viên, vườn hoa công cộng, vận động khách sạn, nhà hàng kinh doanh dịch vụ cắt giảm ít nhất 50% các đèn quảng cáo, trang trí.
Mặt khác, với đặc điểm địa bàn nhiều cơ sở sản xuất, Công ty
Điện lực Thanh Hóa song song tăng cường quản lý và giám sát mức tiêu thụ điện,
biểu đồ phụ tải của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, thỏa thuận với khách hàng về
biểu đồ phụ tải theo từng khả năng đáp ứng của hệ thống điện. Thương thuyết và
thống nhất với khách hàng có nguồn điện dự phòng Diezel có kế hoạch tự đảm bảo
cung cấp điện trong giờ cao điểm hoặc khi công suất nguồn thiếu. Công ty Điện lực
Thanh Hóa cũng nâng cao các giải pháp cải tạo, nâng cấp lưới điện hạ áp nông
thôn mới tiếp nhận, phấn đấu giảm tổn thất điện năng đối với các xã tiếp nhận từ
năm 2009 trở về trước, đạt tổn thất trung bình dưới 15%, các xã tiếp nhận năm
2010 tổn thất trung bình dưới 20%.
Bước sang năm 2011, Công ty Điện lực Thanh Hóa tiếp tục theo dõi các giải pháp tiết kiệm mà khách hàng đang thực hiện. Mùa khô năm 2011, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có kế hoạch cấp điện hợp lý, đảm bảo ưu tiên cấp điện cho các phụ tải thiết yếu, các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thủy sản, các trạm bơm tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và các cơ sở khám chữa bệnh. Có phương án sa thải, phụ tải khi thiếu nguồn, tránh để mất điện kéo dài trên diện rộng. Thực hiện các giải pháp quản lý, cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn mới tiếp nhận, giảm tổn thất điện năng ở khu vực này xuống dưới 15% trong năm 2011. Đồng thời, có phương án xử lý kịp thời các sự cố xảy ra, đảm bảo cấp điện ổn định trong thời gian đủ nguồn.
Theo Thanh Niên