-
Điện gió hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cho đến thời điểm này, tỉnh Bình Thuận là địa phương có dự án (DA) điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Trong đó, 4 DA đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 5 DA đã hoàn thành báo cáo đầu tư; số còn lại đang được khảo sát và lập báo cáo đầu tư. Tại đảo Phú Quý, nơi cách bờ biển Phan Thiết 58 hải lý cũng có một DA điện gió. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, Công ty điện lực dầu khí VN hiện đang khảo sát địa điểm tại hai xã Ngũ Phụng và Long Hải để đặt 3 trụ tua-bin. Toàn bộ DA có tổng vốn đầu tư 352,48 tỉ đồng. Nếu DA hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện hơn 25 triệu kWh/năm, đáp ứng cơ bản nguồn năng lượng cho đảo Phú Quý.
-
Các nhà khoa học đã làm một cuộc nghiên cứu, khảo sát và sửng sốt thấy rằng nhiên liệu dầu cung cấp cho chiếu sáng dẫn dụ hải sản chiếm tới hơn 50% tổng chi phí vận hành của mỗi đợt ra khơi. Trong 20 ngày ra khơi, một tàu cá đánh bắt xa bờ dùng đèn cao áp có thể hao tốn 200 lít dầu diesel/ngày, tức 3.400 USD/tháng. Thế nhưng, dùng LED có thể tiết kiệm gần 3.000 USD.
-
Theo nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu, tiềm năng áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) ở Việt Nam là rất lớn. Kết quả khảo sát của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam cho thấy, áp dụng SXSH hàng năm Việt Nam sẽ có tiềm năng giảm tiêu hoa năng lượng đáng kể bao gồm 40 – 70 % tiêu hao nước, 20-50% tiêu hao năng lượng, 50-100% chất thải nguy hại và khoảng 20-50% khí thải nhà kính.
-
Theo kết quả khảo sát thực địa của bà Mona Arnold, Viện Nghiên cứu kỹ thuật VTT Phần Lan: hàng năm giao thông đường bộ Việt Nam xả ra 45 đến 50 nghìn tấn dầu thải; Đường sông là 8000 đến 8100 m3 dầu thải/năm; Đường sắt là 250 đến 300 tấn/ năm. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tái sử dụng dầu thải đạt tỷ lệ 70 đến 90%. Nếu làm được điều này, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường thu được sẽ là rất lớn.
-
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng(TKNL) trong doanh nghiệp (DN) là rất lớn, lên tới 30%. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, kết quả khảo sát ở 10 DN thuộc nhóm ngành chủ lực như dệt - may, da - giày; cơ - kim khí; điện - điện tử… cho thấy, nếu áp dụng biện pháp TKNL hàng năm sẽ tiết kiệm tới 3,2 triệu kWh điện tương đương 40 tỷ đồng.
-
Nguồn năng lượng biển, nhất là nguồn năng lượng tái tạo là vô giá, vừa thân thiện với môi trường vừa rẻ. Tuy vậy, để sử dụng nó, chúng ta cần có một dự án cấp Nhà nước, nghiên cứu, khảo sát, nhằm cung cấp những số liệu chi tiết để các nhà đầu tư xây dựng và khai thác nguồn tài nguyên biển Việt Nam.
-
Một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, để sản xuất ra 1 tấn thép, các nhà máy của Việt Nam cần đến 13 triệu Kcal, gấp 3 lần mức tiêu hao năng lượng của thế giới. Thậm chí, so với láng giềng, mức tiêu thụ năng lượng trong một sản phẩm tương đương của Việt Nam cao hơn của Thái Lan, Ma-lai-xi-a từ 1,5 đến 1,7 lần...
-
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 và hỗ trợ công tác thẩm tra Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trình Quốc hội, đoàn công tác gồm 10 đồng chí đại diện Ủy ban khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp đã có chuyến khảo sát kinh nghiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Trung Quốc
-
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất rượu bia và nước giải khát tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc không chỉ trong các công ty nhà nước, công ty liên doanh với nước ngoài mà ở cả các công ty tư nhân. Để có được chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực tìm kiếm những giải pháp công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành đồng thời phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Qua khảo sát, tính toán, chi phí năng lượng phục vụ sản xuất là yếu tố tiềm năng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
-
Tiết kiệm năng lượng (TKNL) là vấn đề không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mà của toàn xã hội. Kết quả khảo sát bước đầu của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (TTTKNL) Hà Nội cho thấy, tiềm năng TKNL tại các loại hình sử dụng trên địa bàn còn rất lớn, trong đó công nghiệp: 20-25%; tòa nhà: 15-30%; chiếu sáng: 15-20%...
-
Ngày 20 tháng 4 năm 2009, Đoàn khảo sát về chính sách tiết kiệm năng lượng do đồng chí Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội dẫn đầu đã bắt đầu chuyến công tác tại 3 nước Pháp, Bỉ, Hà Lan.
-
Tìm nguồn năng lượng mới từng bước thay thế dầu mỏ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất là yêu cầu cấp bách đối với mọi quốc gia. Là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng trên. Khảo sát kinh nghiệm của các quốc gia, lựa chọn bước đi hợp lý trong đa dạng hóa các nguồn năng lượng là đặc biệt cần thiết đối với nước ta.
-
“Khảo sát thực trạng tiêu thụ và quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc các chuyên ngành lựa chọn” là đề án nằm trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đề án do viện Năng lượng chủ trì được tiến hành theo từng năm bắt đầu từ 2007 và kết thúc vào năm 2010. Trong mỗi năm, đơn vị thực hiện sẽ tiến hành khảo sát điều tra hiện trạng công nghệ và hoạt động tiêu thụ năng lượng một lượng doanh nghiệp nhất định.
-
Với mục tiêu đặt ra là thúc đẩy khí sinh học công nghiệp, góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, trên cơ sở các kết quả khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng kinh tế kỹ thuật các loại hình khí sinh học ở Việt Nam, trong năm 2007, dự án “Phát triển các loại công trình khí sinh học tiết kiệm năng lượng quy mô công nghiệp” tập trung vào việc xây dựng các mô hình trình diễn quy mô gia đình và quy mô công nghiệp.
-
Ngày 7 tháng 7, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Hữu Hào làm trưởng đoàn đã kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát về chính sách năng lượng tại 3 nước châu Âu: Pháp, Bỉ và Đức.
-
Trong một chuyến khảo sát vùng bồn xen núi phía bắc miền tây Hoa Kì, nhà địa hoá học Mack Kennedy thuộc khoa Năng lượng, phòng thí nghiệm Quốc gia Berkeley Lawrence và Matthijs Van Soest trường Đại học bang Arizona, đã khám phá một công cụ mới giúp nhận biết các nguồn năng lượng địa nhiệt tiềm ẩn.
-
Qua khảo sát của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM, nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm chưa quan tâm lắm đến nước cho hệ thống giải nhiệt, phương pháp xả đá trong dây chuyền sản xuất.
-
Vừa qua, Bộ Công nghiệp đã tiến hành khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về tình hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó, có Công ty CP May 10.