Thứ sáu, 22/11/2024 | 20:03 GMT+7

Dùng đèn LED khai thác thủy sản, tiết kiệm nhiên liệu

29/07/2010

Các nhà khoa học đã làm một cuộc nghiên cứu, khảo sát và sửng sốt thấy rằng nhiên liệu dầu cung cấp cho chiếu sáng dẫn dụ hải sản chiếm tới hơn 50% tổng chi phí vận hành của mỗi đợt ra khơi. Trong 20 ngày ra khơi, một tàu cá đánh bắt xa bờ dùng đèn cao áp có thể hao tốn 200 lít dầu diesel/ngày, tức 3.400 USD/tháng. Thế nhưng, dùng LED có thể tiết kiệm gần 3.000 USD.

Trong 20 ngày ra khơi, một tàu cá đánh bắt xa bờ dùng đèn cao áp có thể hao tốn 200 lít dầu diesel/ngày, tức 3.400 USD/tháng. Thế nhưng, dùng LED có thể tiết kiệm gần 3.000 USD.

 

Các nhà khoa học đã làm một cuộc nghiên cứu, khảo sát và sửng sốt thấy rằng nhiên liệu dầu cung cấp cho chiếu sáng dẫn dụ hải sản chiếm tới hơn 50% tổng chi phí vận hành của mỗi đợt ra khơi. Một dự án triển khai công nghệ chiếu sáng dẫn dụ cá bằng đèn LED tại Việt Nam sẽ là giải pháp hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường.

 

Chong đèn, chi phí cao

 

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có 1.450 tàu đánh bắt hải sản, trong đó có 125 tàu hành nghề lưới đèn, 101 chiếc dùng đèn để hành nghề câu mực và 85 chiếc tàu khác. Tất cả đều trang bị đèn phục vụ cho thu mua, vận chuyển giữa biển khơi. Phần lớn các tàu dùng giàn đèn để dẫn dụ mực, cá thường là các tàu có công suất lớn, đánh bắt trên biển dài ngày. Do vậy, hao phí nhiên liệu cho đánh bắt chủ yếu từ việc thắp sáng giàn đèn vào ban đêm.


 den Led danh ca 01.jpg


Thường, các tàu đánh bắt hải sản trong tỉnh trang bị hai giàn đèn với 25 - 50 bóng cao áp có công suất lớn, loại 1.000 watt/bóng. Do vậy để thắp sáng đèn, chong suốt đêm, ngư dân phải dùng máy phát điện chạy bằng diesel có công suất 45 - 50Kw, thậm chí cao hơn. Mỗi đêm, lượng dầu tiêu tốn lên tới 100 - 200 lít dùng cho việc thắp sáng.

 

Nếu làm bài toán đơn giản, cả tỉnh Tiền Giang có 301 chiếc tàu dùng đèn chong để dẫn dụ cá thì mỗi đêm, chỉ riêng dầu diesel đã hao phí 30 - 60 tấn.

 

Cả nước có hơn 100.000 chiếc ghe tàu đánh cá, trong đó có 15.000 ghe tàu công suất lớn (loại trên 90 mã lực) có dùng đèn. Nhiều chiếc tàu công suất lớn, dùng đèn cao áp công suất lên tới 1.500 watt, hao phí dầu diesel để phát điện có thể lên tới 300 lít/chiếc. Nếu tính ra thì đó quả là một chi phí khổng lồ mà ngư dân phải gánh chịu.

 

Thực tế hiện nay đối với nghề khai thác thủy sản lưới đèn, gần như toàn bộ bóng đèn cao áp đang sử dụng trong dẫn dụ cá của ngư dân là thế hệ đèn công nghệ Sodium (cùng loại với đèn đang sử dụng trong chiếu sáng công cộng). Loại đèn này chỉ phục vụ chiếu sáng thông thường và có cùng một bước sóng ánh sáng. Trong khi việc dẫn dụ cá thì từng loại cá, mực, sống tầng nông hay sâu phải được dẫn dụ bằng ánh sáng ở nhiều bước sóng khác nhau.

 

Theo các chuyên gia, thì chỉ 20% năng lượng ánh sáng của các giàn đèn là có hữu ích cho dẫn dụ cá, còn lại 80% là lãng phí. Đó là chưa kể đèn cao áp chỉ thích hợp cho chiếu sáng công cộng, trong khi mức độ nhiễm mặn trong không khí ở biển cao, nên tuổi thọ của đèn thấp.


 den Led danh ca 02.jpg


Mặt khác, dùng nhiều dầu diesel không những làm tăng chi phí cho các chủ tàu khai thác thủy sản mà còn tạo ra khói, cặn nhớt có thể gây ô nhiễm môi trường biển.

 

LED: Giải pháp thay thế tối ưu

 

Ngoài ra, dùng đèn LED có ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường, khi lượng dầu diesel tiết kiệm được trong một chu kỳ đi biển của một chiếc tàu là 3.400 lít, tương đương với giảm phát thải hơn 3 tấn khí carbon gây hiệu ứng nhà kính. Còn ngư dân thì được lợi vì giảm hao phí nhiên liệu, tiết kiệm tiền mua bóng đèn, bởi tuổi thọ của đèn cao áp thông thường trong môi trường trên biển chỉ 3 - 4 tháng, trong khi đèn LED có tuổi thọ tới 100.000 giờ.

 

Hiện đã có một vài doanh nghiệp cùng Solarlab đang triển khai các dự án hỗ trợ ngư dân thay thế đèn dẫn dụ cá công nghệ Sodium bằng đèn LED ở Tiền Giang, Hải Phòng và Nha Trang. Tại Tiền Giang, doanh nghiệp hứa sẽ hỗ trợ cho hai tàu đánh bắt cá 100% bóng đèn LED để “trình diễn mô hình hiệu quả” cho bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh tận mắt chứng kiến.

 

Trí Quang