-
Ngành Thép là một trong số những ngành sử dụng và tiêu hao lượng điện năng lớn, do có nhiều lò phổ quang, lò điện phải đốt nóng liên tục suốt 24/24h. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy còn sử dụng thiết bị công nghệ cũ, không đồng bộ, dẫn đến điện năng sử dụng bị tiêu hao rất nhiều. Để giảm chi phí điện năng, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, các nhà máy sản xuất trong Công ty CP Thép Thái Nguyên đã áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm điện.
-
Theo thống kê của Công ty Điện lực Bắc Ninh, trong 3 tháng đầu năm này các đơn vị hành chính sự nghiệp toàn tỉnh đã tiết kiệm 123.120 kWh; khu vực chiếu sáng công cộng tiết kiệm 102.593 kWh; điện sinh hoạt tiết kiệm hơn 1,5 triệu kWh và cao nhất là lĩnh vực công nghiệp-XD tiết kiệm được gần 2 triệu kWh. Đây là những dấu hiệu khả quan đưa việc tiết kiệm điện vào nhận thức của mỗi tập thể, cá nhân. Trong đó, qua tìm hiểu thực tế tại một số khu dân cư trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy các giải pháp tiết kiệm điện cũng đã được triển khai sâu rộng đến từng hộ gia đình
-
Động cơ và máy bơm là thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong các cơ sở sản xuất, chiếm khoảng 80% tổng năng lượng điện của một cơ sở sản xuất. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến mới, các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho phép các động cơ và máy bơm có thể tiết kiệm điện khoảng 20% tổng khối lượng điện năng tiêu thụ.
-
Từ năm 2005 đến nay, qua 6 chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo đã và đang triển khai trên địa bàn, TP Đà Nẵng đã hỗ trợ tư vấn kiểm toán năng lượng cho 75 đơn vị, tiết kiệm tương đương 11,8 tỷ đồng/năm.Hội thảo lần này là một trong những hoạt động thiết thực giúp doanh nghiệp và các địa phương có thêm những thông tin và tiếp cận các công nghệ thiết bị tiết kiệm năng lượng, để từ đó xác định giải pháp tiết kiệm năng lượng.
-
Hội Doanh nghiệp Nhật Bản đã đề xuất nhiều giải pháp tiết kiệm điện, trong đó có sắp xếp lịch sản xuất tránh giờ cao điểm ban ngày và ban đêm, tạm chuyển hoạt động sản xuất sang phía tây và dùng nguồn điện tự sản xuất thay vì dùng điện của TEPCO (Công ty Điện lực Tokyo)
-
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện năm 2011. Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào Cai và toàn thể nhân dân trên địa bàn đều phải đồng loạt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện.
-
Có nhiều giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất của ngành công nghiệp dược sẽ giúp tiết kiệm được từ 10 - 20% điện năng. Chi phí đầu tư cho các giải pháp này không quá cao, thời gian hoàn vốn lâu nhất là khoảng 3 năm và trung bình dưới 1 năm...
-
Giá điện lại được điều chỉnh tăng từ tháng 3/2011. Để có thể hạn chế việc tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thực hiện triệt để việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp khả thi nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp.
-
Qua 2 năm thực hiện đề án “Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” đã có 10 doanh nghiệp trong tỉnh được hỗ trợ ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Qua thực tế, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được từ 15 – 20% kinh phí sử dụng năng lượng mỗi năm. Ngoài ra, ban chủ nhiệm đề án cũng đã hỗ trợ tư vấn người dân lắp đặt 50 bình nước nóng tiết kiệm bằng năng lượng mặt trời, lắp đặt một 1 hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại Sở Khoa học và Công nghệ…
-
Ngày 9/1/2011 tại Nhà hát Âu Cơ - Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức vinh danh các đơn vị đoạt giải 2 cuộc thi “Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà” và “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” . Cuộc thi đã thu hút gần 100 doanh nghiệp công nghiệp và tòa nhà trên địa bàn cả nước. Ban tổ chức đã lựa chọn 60 đơn vị để chấm giải, có 354 giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình được thực hiện với lượng năng lượng tiết kiệm 5.000 TOE/năm, tương đương tiết kiệm chi phí gần 50 tỷ đồng, giảm phát thải 21.000 tấn CO2/năm.
-
Với mục tiêu tiết kiệm 1% điện thương phẩm trong năm 2011, thúc đẩy ngày càng sâu rộng nhận thức và hành động của DN cũng như cộng đồng về việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, Tập đoàn Điện lực VN đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu tiết kiệm, đồng thời góp phần đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
-
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), điện dùng cho sinh hoạt và chiếu sáng hiện nay chiếm tới 40% công suất phụ tải của toàn hệ thống và ảnh hưởng khá lớn đến biểu đồ phụ tải, nhất là vào giờ cao điểm tối. Do vậy, giảm bớt lượng điện chiếu sáng không cần thiết là vấn đề đang được quan tâm.
-
Ngày 15/12/2010, Eurowindow phối hợp với hãng Technal (CH Pháp) và hãng sơn PPG (Mỹ) tổ chức hội thảo “Vách nhôm kính thế hệ mới – Giải pháp tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường cho các công trình cao tầng tại Việt Nam”
-
Nằm trong khuôn khổ triển lãm bất động sản quốc tế Vietreal diễn ra tại Trung tâm triển lãm TP.HCM ngày 09.12 “Hội thảo ứng dụng công nghệ phần mềm trong thiết kế công trình tiết kiệm năng lượng” đã nêu bật ý nghĩa của những công trình xanh trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng hiện nay.
-
Trung tâm khuyến công và tư vấn Phát triển Công nghiệp Bình Dương (TTKC) cho biết: Trung tâm đang phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc gia về tiết kiệm năng lượng triển khai kiểm toán năng lượng và tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng ở 5 doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là các doanh nghiệp trọng điểm về tiêu thụ điện với sản lượng điện tiêu thụ trên 3 triệu kWh/năm thuộc 5 nhóm ngành nghề: Sản xuất thép, giấy/bột giấy, may mặc, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm.
-
Công ty Toyota Việt Nam vừa trao 300 triệu đồng cho 3 ý tưởng đoạt giải cao nhất cuộc thi “Ý tưởng xanh 2009” để giúp chủ nhân các dự án triển khai thực hiện vào thực tế. Đó là các dự án "toitietkiem.com-giải pháp tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường” của Phạm Ngọc Thắng; dự án “Bê tông gáo dừa” của Nguyễn Tấn Khoa; dự án “Nâng cao nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu cho cộng đồng ngư dân thông qua sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam” (thí điểm tại Nam Định) của Trần Thị Xuân Thủy. Các thí sinh này chủ yếu là sinh viên.
-
Cụ thể bằng các giải pháp như bảo ôn toàn bộ hệ thống đường ống phân phối hơi và đường ống dịch cô đặc, Cải tạo đường ống và hạn chế rò rỉ hơi tại phân xưởng Cô đặc, Thu hồi nước ngưng tại bộ phận Cô đặc cấp cho bộ phận thanh trùng của phân xưởng đồ hộp doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 260 triệu đồng/năm. Mức tiết kiệm đó có được từ việc giảm tiêu hao khoảng 48 tấn than và trên 19 tấn dầu. Dự tính mức đầu tư ban đầu là trên 360 triệu đồng cho 3 giải pháp kể trên.
-
Các giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng bao gồm giải pháp với hệ thống lò hơi, hệ thống máy cán, hệ thống chiếu sáng. Tổng hợp các phương án đề ra ước tính mỗi năm công ty CP Cao su Hà Nội có thể tiết kiệm trên 470 tấn than và khoảng 1 triệu Kwh điện năng. Tính theo mức giá đang áp dụng, mỗi năm doanh nghiệp sẽ giảm chi phí trên 2,1 tỷ đồng.
-
Đầu tháng 10 vừa qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã phối hợp với trường Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Sản xuất điện năng bằng biogas: một giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ở nông thôn” nhằm đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai Dự án sản xuất điện năng qui mô nhỏ bằng Bio-gas cho các hộ dân và trang trại chăn nuôi tại các địa phương trên cả nước.
-
Bước đầu, với 8 giải pháp tiết kiệm năng lượng đề ra, ước tính doanh nghiệp tư nhân Thiên Thành sẽ tiết kiệm được 530 triệu đồng từ việc giảm tiêu hao khoảng 62 nghìn Kwh điện và 165 tấn than, thời gian hoàn vốn chỉ trên 1 năm.