-
Trước yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, một dự án cấp tỉnh đã được nghiệm thu tại Thừa Thiên Huế , đó là “Ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng đô thị ở Thừa Thiên Huế” đã phát huy hiệu quả. Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng công cộng để đánh giá hiệu quả làm cơ sở nhận rộng,
-
Xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội)đã xây dựng thành công mô hình tiết kiệm điện, với hơn 80% số hộ áp dụng biện pháp sử dụng điện hợp lý.Dự án “Xây dựng mô hình trình diễn sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng và hộ gia đình tại vùng ven đô” đã được GEF tài trợ 80% vốn.
-
Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam được thành lập là một thúc đẩy lớn ngành khí sinh học, gắn kết các chương trình, dự án khí sinh học các lĩnh vực của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương thành một ngành hoạt động liên tục.
-
Để tháo gỡ khó khăn về áp lực tăng giá đầu vào, Vicem đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tích cực tìm mọi biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, Vicem khẩn trương đẩy nhanh tiến độ dự án tận dụng nhiệt thừa của lò nung clinker để phát điện tại nhà máy ximăng Hoàng Thạch và Tam Điệp.
-
Theo tờ Bloomberg, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét lại các nhà máy điện hạt nhân. Một lãnh đạo cấp cao của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu tại Mumbai phát biểu: “ Thật khó để khiến người dân tin vào năng lượng hạt nhân sau những gì xảy ra tại Nhật Bản”. Ấn Độ là nước có kế hoạch tài trợ 175 tỷ dolla vào các dự án năng lượng hạt nhân vào năm 2030.
-
Viện khoa học quốc gia Australia đang phối hợp cùng với các trường đại học hàng đầu trong một dự án nghiên cứu trị giá 8,3 triệu dolla Australia(178 tỷ VND) sử dụng enzim sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây khô. Dự án nằm trong kế hoạch của Nhóm năng lượng chuyển đổi thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học & Công nghiệp nhằm tìm kiếm cách thức hữu hiệu dùng cây khô sản xuất năng lượng bền vững cung cấp cho xe hơi, xe tải, thậm chí máy bay.
-
Trong khuôn khổ chương trình của hội đồng nghiên cứu Anh RCUK, Khoa học Nano từ nghiên cứu tới ứng dụng, Hội đồng nghiên cứu kĩ thuật và khoa học EPSRC và Viện chiến lược công nghệ (TSB) đang đầu tư vào 4 dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển đầu ngành. Các dự án này đã chỉ ra các thách thức trong việc thiết lập chuỗi cung ứng và phát triển công nghệ.
-
Tòa nhà Quốc hội là công trình tiêu biểu đảm bảo các yếu tố Xanh- Sạch- Hiệu quả, đáp ứng và phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xanh của Châu Âu và Việt Nam. Tất cả mọi chi tiết đều được tính toán về an toàn, độ bền, điều kiện khí hậu, tiết kiệm năng lượng cũng như đảm bảo cách âm, kiểm soát tiếng ồn và chống rung.
-
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc vừa tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án “Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời” của Công ty cổ phần năng lượng ECO.Dự án sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế được nhập khẩu từ Đức với tổng số vốn đầu tư là 275 tỷ đồng trên diện tích đất 1,1ha tại Khu công nghiệp Hòa Lạc, Hà Nội.
-
Theo cuộc họp tổng kết của chính phủ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (AUE), dự án hạt nhân tại thủ đô nước này đang được tiến hành một cách thuận lợi, song đã đến lúc cần phải quan tâm hơn nữa tới những khu vực xung quanh nơi xử lí và cung cấp nhiên liệu hạt nhân, cũng như bảo vệ trang thiết bị, cơ sở vật chất.
-
Từ năm 2011 tại Việt Nam, Công ty Trường Thành và Công ty Jatro sẽ trồng 100.000 hecta cây Jatropha tại Việt Nam để tạo nguồn nhiên liệu dầu bio-diesel thân thiện với môi trường. Với dự báo đến năm 2020, nếu chỉ cần 10% xe hơi trên toàn cầu dùng nhiên liệu sinh học, thì thị trường cho loại dầu này cũng có giá trị lên đến 300 tỷ USD.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.
-
Theo Bộ Công Thương, phiên đàm phán chính thức đầu tiên Hiệp định Liên chính phủ Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ tiến hành vào đầu tháng 3 tới, tại Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho các dự án công nghiệp, đặc biệt là dự án hạ tầng cơ sở bao gồm các dự án nguồn và lưới điện…
-
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) sẽ hỗ trợ khoản vay 36.8 triệu đôla để xây dựng trang trại gió tư nhân tại Pakistan. Hãng năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Zorlu Enerji Electrik Uretim sẽ dùng khoản vay này để lắp đặt các tuabin gió tại miền Bắc tỉnh Sindh. Dự án này có tổng trị giá 147 triệu đôla, trong đó 30% giá trị tài chính do Zorlu Enerji hỗ trợ.
-
Trước nhu cầu về điện ngày càng tăng, ngày 25/11/2009 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng công suất 4000 MW. Theo lộ trình, Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014, chính thức vận hành vào năm 2020. Ông Lê Văn Hồng, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, hiện nay, công tác chuẩn bị cho Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận 1 đang được triển khai đúng với yêu cầu về tiến độ của Chính phủ.
-
Theo dự báo, năm 2011, nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3%. Sản lượng điện truyền tải đạt 93,7 tỷ kWh, tăng 14% so với năm 2010. Mùa khô 2011, hầu hết các hồ thủy điện bị thiếu nước nghiêm trọng, cộng với việc chậm tiến độ của nhiều dự án nhiệt điện khiến tình hình cung ứng điện vô cùng khó khăn.
-
Ông Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng cho biết, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đang đầu tư khoảng 100 tỷ đồng để thực hiện 2 dự án cải tạo lưới điện phân phối nông thôn và nâng cao hiệu quả năng lượng nông thôn tại Lâm Đồng.
-
Trên cơ sở triển khai kiểm toán năng lượng thí điểm tại một số nhà máy nhiệt điện và lập danh sách theo dõi việc sử dụng điện của trên 2.700 khách hàng sản xuất trọng điểm sử dụng từ 3 triệu kWh/năm trở lên đã phát hiện những khâu lãng phí, thất thoát điện năng, nhờ đó xây dựng các giải pháp cụ thể. Nhờ vậy, EVN đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng trong 5 năm gần đây lên trên 2,1 tỷ kWh. Các dự án cụ thể mà EVN đang tiến hành chủ yếu hướng tới lĩnh vực sử dụng điện trong sinh hoạt và dịch vụ thương mại.
-
Dự án gồm 2 công trình là thủy điện Xekaman 1 và thủy điện Xekaman Xanxay tại huyện Xanxay, tỉnh Attapeu, cách Việt Nam khoảng 75km. Thực hiện hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào, tối 10/2 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) diễn ra lễ ký kết hợp đồng xây dự án thủy điện.
-
VEEPL là một sáng kiến chung của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Chính phủ Việt Nam do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện. Đây là một Dự án được đánh giá là rất thành công và được các doanh nghiệp rất ủng hộ, mong muốn kéo dài thời gian thực hiện. Tuy nhiên, chỉ còn 6 tháng nữa, Dự án sẽ kết thúc. Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Phan Hồng Khôi – Giám đốc Điều hành Dự án về những vấn đề liên quan đến VEEPL.