-
Các công trình xây dựng nhà mới ở Mỹ ngày càng thân thiện môi trường hơn.Tại đây, chủ đầu tư cảm thấy rất phấn khích trong công cuộc phát triển xây dựng xanh chủ yếu là do chính sách khuyến khích của chính quyền địa phương và liên bang ưu đãi.
-
Ông Nguyễn Bội Khuê, Chủ tịch Ban chấp hành Hiệp hội Điện gió Bình Thuận cho biết, Hội thảo có tính đón đầu cho sự phát triển điện gió của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Khi Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho điện gió thì việc đầu tư các dự án điện gió sẽ được đẩy mạnh. Hội thảo nhằm trang bị kiến thức cho hội viên và nhà đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ, thiết bị thích hơp.
-
Để các sản phẩm chiếu sáng TKNL, đèn chiếu sáng tiết kiệm chuyên dụng có giá thành rẻ hơn và động viên các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, nhiều DN cho rằng, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư sản xuất các thiết bị chiếu sáng, nhất là các thiết bị chiếu sáng chuyên dụng TKNL chất lượng. Đồng thời mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn hàng trôi nổi, hàng nhập lậu; Giảm thuế nhập khẩu các bộ phận liên quan đến đèn chuyên dụng TKNL mà trong nước chưa sản xuất được nhằm tạo cú hích cho thị trường sản xuất sản phẩm TKNL.
-
Nhật Bản vừa công bố kế hoạch có nội dung bất buộc các tòa nhà cao tầng mới xây dựng phải lắp đặt hệ thống pin mặt trời vào năm 2030. Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã đưa ra sáng kiến "Sunrise Plan" nhằm phát triển năng lượng mặt trời trong bài phát biểu về chính sách năng lượng quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh G8, diễn ra tại Pháp.
-
Theo quyết định mới nhất của Chính phủ, sau ba tháng tạm dừng, 8 trong số 17 nhà máy điện hạt nhân sẽ ngừng hoạt động vĩnh viễn. Nước Đức đang hướng tới phát triển năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường, thay thế dần điện hạt nhân, nhằm đạt được phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sống của con người.
-
Các nước G8 vừa đi đến thống nhất nội dung bản hướng dẫn sản xuất nhiên liệu sinh học đầu tiên. Tiêu chuẩn do Global Bioenergy Partnership công bố sẽ áp dụng chính sách sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học và sinh khối mà không gây ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu và giá thực phẩm.
-
Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ Dự thảo Đề án Tiết kiệm điện giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu giai đoạn này, Việt Nam tiết kiệm được 10% điện năng trong các lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt và đời sống so với tổng mức tiêu thụ điện năng của giai đoạn 2011-2015. Phóng viên Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với TS. Phương Hoàng Kim - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Phó Chánh văn phòng TKNL về các yếu tố như công nghệ, cơ chế chính sách cho các hộ tiêu thụ lớn và nhận thức của đối tượng sử dụng điện...
-
Theo Hiệp hội Năng lượng gió Mỹ (AWEA), các chính sách cứng rắn và rõ ràng ngày cang chứng tỏ được tính thiết yếu của mình đối với sự phát triển của năng lượng tái tạo. Trong một báo cáo của hiệp hội, một vài số liệu về sự phát triển của phong năng ở các bang nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung đã chỉ ra rằng phong nang đang phát triển với tốc độ ấn tượng tại những khu vực có chính sách cứng rắn.
-
Ðể thực hiện định hướng, kế hoạch sản xuất NLSH, ngày 5-1-2011, PVN đã có văn bản kiến nghị Bộ Công thương báo cáo Chính phủ sớm ban hành lộ trình bắt buộc sử dụng NLSH trên toàn quốc, đề nghị có sự tham gia của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối xăng, dầu trong nước, đặc biệt là Petrolimex. Từng bước nâng tỷ lệ pha chế ethanol trong xăng lên 10 % sau năm 2013 và có chính sách về xuất khẩu ethanol.
-
Ở Thụy Sĩ, công trình xanh đã giúp tiết kiệm được 3/4 điện năng, giảm lượng tiêu hao điện năng/m² xây dựng xuống còn 25% (so với công trình bình thường) và ở nước ta cũng rất cần có những chính sách khuyến khích “công trình xanh”, “kiến trúc xanh” phát triển. Tiến tới cấp chứng nhận xanh cho các công trình đạt chuẩn và coi đó là tiêu chuẩn để bán hàng.
-
Chính phủ Trung Quốc đề ra nhiều chính sách hỗ trợ ngành năng lượng điện gió như nhà sản xuất không phải trả tiền thuê đất và nhà nước có kế hoạch cung cấp điện sạch trên cả nước. Đây là một chính sách quan trọng trong phát triển nguồn năng lượng sạch. Hiện nay, bình quân một tuần ở Trung Quốc có một nhà máy nhiệt điện mới được đưa vào hoạt động.
-
Để khôi phục lại vị thế của mình, Mỹ vẫn đang gặp khó khăn trong chính sách năng lượng. Trong khi Đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng cần phải thúc đẩy và phát triển nhiên liệu thay thế thì những người theo Đảng Công hòa ngược lại cho rằng trong ngắn hạn không thể thay thế dầu mỏ và khí đốt và nước Mỹ cần tăng sản lượng khai thác nội địa để bảo đảm cung năng lượng.
-
Theo tờ Bloomberg, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét lại các nhà máy điện hạt nhân. Một lãnh đạo cấp cao của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu tại Mumbai phát biểu: “ Thật khó để khiến người dân tin vào năng lượng hạt nhân sau những gì xảy ra tại Nhật Bản”. Ấn Độ là nước có kế hoạch tài trợ 175 tỷ dolla vào các dự án năng lượng hạt nhân vào năm 2030.
-
Hội nghị thượng đỉnh EU với nội dung về năng lượng và đổi mới đã nhấn mạng tầm quan trọng của tiết kiệm năng lượng trong việc ngăn chặn biến đối khí hậu cũng như để tăng khả năng cạnh tranh, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an ninh năng lượng. Tổ chức hợp tác liên ngành về Tiết kiệm năng lượng (Coal ition for Energy Savings) hoan nghênh việc các nhà lãnh đạo EU tập trung vào vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả, tuy nhiên cũng cảnh báo rằng những gì đã làm là chưa đủ để đạt được mục tiêu tăng hiệu suất năng lượng 20% vào năm 2020.
-
Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (IPSI), nhu cầu sắn khô cho sản xuất Ethanol lên tới 1,2 triệu tấn/năm. Đây là dự báo mới nhất về nhu cầu sắn lát khô cho sản xuất nhiên liệu cồn sinh học Ethanol từ nay đến năm 2015, dựa trên công suất thực tế của các nhà máy đang hoạt động và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.
-
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ mở ra và hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới, và phân khúc về nguồn năng lượng tái tạo - chẳng hạn sức gió và năng lượng mặt trời - sẽ thấy những đầu tư mới dưới những chính sách quy định nghiêm ngặt.
-
Xây dựng, hoạch định chính sách và hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện chính sách là kết quả được đánh giá cao nhất của Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao (VEEPL) do UNDP và Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ. Theo kế hoạch, Dự án sẽ kết thúc vào tháng 6/2011. Sau đây, Bản tin TKNL xin giới thiệu ý kiến của những chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp, những người đã và đang được hưởng lợi từ Dự án nói về những nỗ lực trong việc xây dựng chính sách của Dự án.
-
Trong số ra mới đây, tạp chí Dầu mỏ và khí đốt Arập (PGA) đã nhấn mạnh đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách năng lượng của các nước Arập khi lựa chọn phát triển năng lượng Mặt Trời
-
Năng lượng sẽ là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh EU đầu tiên do Hungary làm chủ tịch ngày 4/2 tới. Chủ tịch EU sẽ thúc đẩy việc đàm phán giữa lãnh đạo các nước tập trung vào việc cải cách thị trường năng lượng EU hiện đang gây tranh cãi cũng như thực hiện các biện pháp giúp EU giữ được vị trí trung tâm năng lượng sạch đứng đầu thế giới trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi khác.
-
Theo công bố của tỉnh Ontario (Canada) người dân Ontario sẽ được hưởng mức giảm trừ hóa đơn tiền điện 10% trong vòng 5 năm tới, bắt đầu từ tháng 1 năm 2011. Trong một thông cáo báo chí, Rick Bartolucci – thạc sĩ chính sách công quận Subury cho biết tổ chức Trợ cấp năng lượng sạch Ontario được chỉ định giúp người dân tỉnh Ontario đối phó với giá hydro ngày càng tăng cao.