-
Với tinh thần chiếu sáng đẹp và tiết kiệm, 15 vị trí quanh hồ Hoàn Kiếm, 4 vị trí khu Hồ Tây, 22 tuyến đường phố, trục chính đều được chiếu sáng bằng công nghệ LED, tiết kiệm điện. Phương án chiếu sáng trang trí trên địa bàn thành phố hướng tới lễ kỷ niệm đã được triển khai, thử nghiệm từ dịp tết Nguyên đán vừa qua. Các giải pháp chiếu sáng bao gồm cả trang trí các công trình kiến trúc, cây xanh, khung hoa văn, khẩu hiệu, trang trí mô phỏng đài phun nước… với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như đèn LED thay đổi màu sắc lung linh, sống động, đèn chiếu sâu, đèn chôn đất hiện đại, ánh sáng rực rỡ.
-
Ngoài việc tận dụng phát triển các không gian xanh trong và ngoài tòa nhà; tất cả các công trình thuộc Vincom Center còn đều được sử dụng kính Low-E, một loại kính tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu đang được rất nhiều các công trình và tòa nhà cao cấp trên thế giới ưa dùng.
-
Chương trình khí sinh học trong ngành chăn nuôi đang phát huy hiệu quả tại Nam Định. Theo ghi nhận của Quỹ Phát triển Hà Lan, một công trình hầm khí biogas có thể tích 9 m3, có khả năng sản sinh ra một lượng khí đốt bảo đảm đủ nhu cầu sử dụng cho một gia đình 6 người. Sử dụng hầm khí này, bên cạnh việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, mỗi tháng, các hộ dân tiết kiệm chi phí tương đương với giá trị 140-160 nghìn đồng.
-
Tin từ Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Tiền Giang (ECC-TG) cho biết, mới đây Trung tâm đã phối hợp với Công ty công trình đô thị lắp đặt 140 bộ Powerco tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng quốc lộ 1A đoạn từ cầu Bến Chùa đến nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Tiền Giang.
-
Ngày 15/9, Triển lãm quốc tế về Điện, Công trình & Hạ tầng đô thị, Hệ thống lắp đặt và tự động hóa đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham dự của 250 công ty đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Dự án Mercure Sơn Trà Resort của Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico), vừa được khởi công xây dựng ở TP Đà Nẵng. Đây là công trình được thiết kế trên cơ sở tiếp cận khái niệm kiến trúc thân thiện môi trường (kiến trúc xanh) với tinh thần tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, và sử dụng vật liệu bền vững (loại vật liệu mà khâu sản xuất ra nó không ảnh hưởng đến môi trường).
-
Một công nghệ hàn mới dùng để chế tạo đường ống áp lực phục vụ cho công trình thủy điện vừa và nhỏ vùa được đưa vào áp dụng thành công tại Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị hàn tự động nối ống có đường kính lớn ở trạng thái không quay” do TS Hoàng Văn Châu – Viện nghiên cứu cơ khí làm chủ nhiệm vừa được nghiệm thu sáng 11/9 tại Hà Nội.
-
Đầu năm nay, GE (General Electric) khởi động Ecomagination Challenge – một thử nghiệm mang tính cách tân trị giá 200 triệu USD nhằm khai thác các nguồn năng lượng tái tạo. Dự án được chia làm 3 hạng mục chính: Lưới năng lượng hiệu quả, Nhà ở/ Công trình thông minh và Năng lượng tái tạo.
-
Sa mạc đầy nắng là nơi lý tưởng cho việc đặt các tấm pin năng lượng để khai thác nguồn năng lượng gần như vô tận từ Mặt Trời. Nhưng cát và bụi bám lên bề mặt của các tấm pin làm giảm hiệu quả sản xuất điện năng của chúng đến 40%. Các biện pháp vệ sinh không khả thi ở nơi hiếm hoi về nước. Giải pháp sau cùng tỏ ra hữu hiệu nhất là dùng các tấm pin năng lượng có khả năng tự 'thổi' bay bụi khi chúng bám đến một lượng nhất định. Đây là công trình nghiên cứu của giáo sư Malay K. Mazumder dựa trên công nghệ được ứng dụng trên sao Hỏa.
-
Khu du lịch Tiến Đạt Múi Né (Bình Thuận) các vật liệu như mái lá, gỗ, mành tre, mái ngói được tận dụng rất triệt để nhằm tận dụng ánh sáng, gió biển tự nhiên, cách nhiệt với cái nóng chói chang của mùa hè...
Bộ Xây dựng cũng nhận định, nếu quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ tiết kiệm được từ 20 đến 30% năng lượng tiêu thụ cho khu vực này.
-
Bao nhiêu tiền cha mẹ gởi cho ăn học, 3 chàng sinh viên đều đổ hết vào công trình nghiên cứu của mình. Và sau nhiều tháng miệt mài, cuối cùng “đứa con cưng” của họ cũng được “trình làng” trong sự ngạc nhiên và thán phục của bạn bè và thầy cô. Đó là Tạ Ngọc Thiên Bình, Huỳnh Kim Trạng, Phạm Nguyên Sơn thuộc khóa 5, Khoa Cơ khí giao thông, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.
-
Sản xuất công nghiệp hiện là lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng nhất. Lĩnh vực xây dựng trong nhiều năm qua cũng không đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm điện. 100% công trình xây dựng phải dùng đèn chiếu sáng nên bị cắt điện là mọi hoạt động ngưng trệ. Bên cạnh đó, lĩnh vực giao thông vận tải có thể tiết kiệm đến 30% năng lượng
-
Chỉ còn khoảng 100 ngày nữa Hà Nội và cả nước sẽ tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (10/10/2010). Tiến tới ngày trọng đại của dân tộc hàng loạt sự kiện đã diễn ra, hàng loạt công trình hoành tráng đánh dấu mốc son lịch sử đã được khởi công xây dựng. Để Hà Nội thêm đẹp, rực rỡ, chiếu sáng công cộng có vai trò không nhỏ. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chiếu sáng là vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo độ an toàn vừa phải tiết kiệm, hiệu quả.
-
Nga vừa hạ thủy tổ máy năng lượng hạt nhân nổi đầu tiên của nước này và cũng là thành tố cơ bản của trạm điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới - một công trình có khả năng cung cấp năng lượng rẻ đến mọi nơi của Trái Đất.
-
Công ty cổ phần năng lượng Tân Tạo (TEC) hôm 29-6 tại Bắc Kinh đã ký với Công ty China Huadian Engineering (CHEC) của Trung Quốc hợp đồng thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và xây dựng công trình (EPC) cho dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1
-
Đầu tháng 5/2010, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ phát động cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” lần thứ IV do Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Đây là cuộc thi thường niên trên phạm vi toàn quốc, nhằm tôn vinh những công trình, tòa nhà hiệu quả năng lượng và tìm kiếm các mô hình tòa nhà kiểu mẫu.
-
Chiều qua Trung tâm y tế TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đã chính thức vận hành mô hình bệnh viện “điện mặt trời (ĐMT) nối lưới” đầu tiên ở VN. Công trình có tổng giá trị trên 720 triệu đồng, trong đó Chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ 50%, Viện Vật lý TP.Hồ Chí Minh 160 triệu đồng, số còn lại UBND TP.Tam Kỳ đầu tư.
-
Ngày 02/06 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Kỹ thuật và Công nghệ Đông Nam Á (AAET) đã tổ chức Cuộc thi “Thiết kế Ngôi nhà xanh thân thiện với môi trường có chi phí tiết kiệm nhất cho người thu nhập thấp” (AAET ESTI) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đối phó với thách thức của biến đổi khí hậu
-
Ban điều hành Thế vận hội Olympic đang tính đến khả năng sử dụng quang năng và sinh khối các tùy chọn sau dự án xâ dựng các tuabin gió tại chỗ. Chủ công trình Công viên Olympic Luân đôn đã làm lại từ đầu để tìm một hệ thống năng lượng tái tạo phù hợp sau khi rất nhiều hồ sơ cho việc lắp đặt một tua bin gió tại Stratford đã bị loại.
-
Qua 3 năm tổ chức, cuộc thi đã thu hút hơn 100 tòa nhà dự thi. Năm 2010, dự kiến sẽ có trên 30 tòa nhà tham gia cuộc thi “tòa nhà hiệu quả năng lượng”. Sẽ có 6 tòa nhà tham gia cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng Đông Nam Á” lần thứ IV do Trung tâm Năng lượng Đông Nam Á tổ chức tại VN. Điểm đặc biệt của cuộc thi năm 2010 là giải thưởng dành riêng cho kiến trúc sư. Giải thưởng nhằm nâng cao vai trò và tầm quan trọng của kiến trúc sư có những công trình kiến trúc xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.