-
Gần 100 công nhân và kỹ sư đã bắt đầu khoan thăm dò địa chất trên biển và đất liền nơi dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.Các địa điểm khoan thăm dò là ở thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận).
-
Nga đã nhất trí cho Việt Nam vay 8-9 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đặt tại Ninh Thuận.
-
Ngày 21/11/2011, tại Hà Nội, EVN và Liên danh tư vấn đã ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1
-
Tính đến tháng 2-2011, tại Việt Nam có 21 dự án điện gió được nghiên cứu triển khai. Các dự án này tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.
-
Theo đó, tổng giá trị tài trợ khoảng 2 tỉ yen (tương đương 552 tỉ đồng), được giải ngân bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.
-
Ngày 18/8, tại Ninh Thuận, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VAEI) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở KH-CN tỉnh Ninh Thuận (địa phương được chọn xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên).
-
Hiện cả nước có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới phổ biến công suất 30 MW đang được nghiên cứu triển khai tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.Dự thảo cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam (lần thứ tư) đã làm rõ hơn những cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam, như quy định về trách nhiệm mua điện đối với các dự án điện gió, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, ưu đãi về hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió.
-
Theo Bộ Công Thương, phiên đàm phán chính thức đầu tiên Hiệp định Liên chính phủ Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ tiến hành vào đầu tháng 3 tới, tại Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho các dự án công nghiệp, đặc biệt là dự án hạ tầng cơ sở bao gồm các dự án nguồn và lưới điện…
-
Trước nhu cầu về điện ngày càng tăng, ngày 25/11/2009 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng công suất 4000 MW. Theo lộ trình, Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014, chính thức vận hành vào năm 2020. Ông Lê Văn Hồng, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, hiện nay, công tác chuẩn bị cho Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận 1 đang được triển khai đúng với yêu cầu về tiến độ của Chính phủ.
-
Được triển khai tại nhiều địa phương như Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên…, dự án sử dụng bóng đèn huỳnh quang trong chiếu sáng nông nghiệp thay thế cho đèn sợi đốt đã và đang mang lại những hiệu quả rõ nét.
-
Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận với quy mô công suất 4.000 MW, sẽ được khởi công vào năm 2014 và vận hành thương mại vào năm 2020. Ngoài ra, tỉnh cũng xúc tiến thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng gió, năng lượng mặt trời với tổng công suất từ 1.500 đến 2.000 MW, từng bước hình thành vùng trọng điểm năng lượng sạch của quốc gia.
-
Ngày 22/10, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ban chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch địa điểm xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Với chính sách năng lượng toàn cầu, Nga đã giành phần thắng để trở thành nước hợp tác với Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận, dự kiến khởi công vào năm 2014. Ông Andrey G.Kovtun Đại sứ Nga tại Việt Nam khẳng định: “Chính phủ Nga và Tập đoàn Rosatom sẽ nỗ lực hết sức để triển khai Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận đúng mục tiêu, lộ trình của Chính phủ Việt Nam”.
-
Ngày 16/7, Ban Chuẩn bị dự án Điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo về điện hạt nhân. Hội thảo nhằm cung cấp thông tin cơ bản về kế hoạch tổng thể thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận; phổ biến các văn bản liên quan; báo cáo việc triển khai thực hiện dự án di dân, tái định cư và cơ chế phối hợp thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện đề án thông tin đại chúng về điện hạt nhân cấp quốc gia – thì mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện; và trong tương lai, điện hạt nhân sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của quốc gia.
-
Thực hiện kế hoạch thông tin đại chúng về điện hạt nhân năm 2010, Ban chuẩn bị đầu tư dự án Điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo đã tổ chức cho 30 cán bộ lãnh đạo của tỉnh Ninh Thuận kiến tập, tham quan Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Theo quy hoạch, có 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh, gồm: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 - 6 tổ máy.
-
Tại hội nghị quốc tế về "Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân" ngày 17/6, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân và đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang có những khởi động cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Là một nước có 50 năm phát triển trong ngành năng lượng hạt nhân, Pháp là một trong những đối tác của Việt Nam trong Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Hiện dự án ĐHN tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi và xúc tiến tìm đối tác tư vấn. Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà máy ĐHN cấp Nhà nước để chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện các công việc liên quan đến nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.