-
Giá dầu thế giới ngày càng tăng cao và khan hiếm buộc con người phải tích cực tìm kiếm các nguồn nhiên liệu xanh thế hệ mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống.Phát hiện mang tính đột phá này mang lại hy vọng cho con người có thể mua được nhiên liệu sinh học xanh với giá thành thấp.
-
Theo các nhà khoa học, tính chất của isobutyl alcohol gần giống với xăng thông thường, do đó loại nhiên liệu này có thể pha trộn với xăng với bất kỳ tỷ lệ nào, qua đó giúp hạ thấp giá thành chế tạo và sử dụng.
-
Từ năm 2011 tại Việt Nam, Công ty Trường Thành và Công ty Jatro sẽ trồng 100.000 hecta cây Jatropha tại Việt Nam để tạo nguồn nhiên liệu dầu bio-diesel thân thiện với môi trường. Với dự báo đến năm 2020, nếu chỉ cần 10% xe hơi trên toàn cầu dùng nhiên liệu sinh học, thì thị trường cho loại dầu này cũng có giá trị lên đến 300 tỷ USD.
-
Hãng Drayson và Đại học Aston sẽ phối hợp phát triển và thử nghiệm công nghệ phát thải ít carbon ở ô tô. Nhóm thực hiện sẽ nghiên cứu nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai được sản xuất từ chất thải sinh khối như rơm, gỗ và nước thải, từ đó sản xuất ra các loại ô tô trình diễn cao cấp, phát thải ít carbon.
-
Theo ông Sohail Akhtar, Bộ trưởng bộ năng lượng tái tạo và năng lượng mới, Ấn Độ cũng đã lên kế hoạch sản xuất nhiều hơn nữa nhiên liệu sinh học và phương tiện giao thông chạy bằng điện, nhằm tiết kiệm xăng cho những nhu cầu thiết yếu khác. Ông cũng cho biết thêm: hiện nay, hoạt động giao thông sử dụng 35% nhiên liệu từ xăng.
-
Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật thải.Cũng theo nhóm nghiên cứu, bên cạnh việc biến dầu thực vật thải thành nhiên liệu sinh học phục vụ đời sống con người, đề tài còn tối ưu hóa nguồn nguyên liệu xúc tác bằng cách sử dụng nguồn silic được chiết tách từ trấu, một loại sản phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam.
-
Các nhà khoa học tại Đại học Illinois đã tạo ra một bước đột phá đáng chú ý khi xác định được hàng tá enzyme vi khuẩn mà con người chưa biết tới trong khoang tiêu hóa cỏ cơ bản của bò. Những enzyme này đã giúp biến đổi switch-grass (một loại cỏ giống cỏ may ở Việt Nam), một nguồn năng lượng cho nhiên liệu sinh học tái tạo.
-
Hiện Brazil là nước sản xuất ethanol lớn thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ), đồng thời là nhà xuất khẩu nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới. Tháng trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã "bật đèn xanh" cho việc thành lập liên doanh có trụ sở đặt tại Brazil này./.
-
Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công nhiên liệu sinh học ở nhiều máy bay và tàu chiến. Ông Mabus nói rằng thay vì phải mất tiền mua những thiết bị mới chạy bằng năng lượng tái tạo, Hải quân Mỹ đã tìm ra loại nhiên liệu sinh học phù hợp với các phương tiện hiện có. “Chúng tôi đã kiểm nghiệm F – 18, trực thăng, tàu Riverine, và hiện giờ chúng tôi đang tiến hành kiểm nghiệm những tàu chiến khác. Và bởi chúng tôi hiện đã có gần đủ số máy bay, tàu thuyền cần thiết cho 10 năm tới, nên nếu có đặt ra mục tiêu sản xuất một nửa số năng lượng từ nguồn năng lượng không hóa thạch, thì chúng tôi sẽ tiến hành trên những thiết bị đang có”.
-
Ở Ý, nhiên liệu sinh học chủ yếu được sản xuất từ dầu cọ và dầu hạt nho, nhưng người ta cho rằng nhiên liệu nhập khẩu có thể có giá thành thấp hơn so với những sản phẩm này. Trong 9 tháng đầu năm 2010, Ý sản xuất 410,100 tấn diesel sinh học, con số này trong toàn năm 2009 là 795,118 tấn.
-
Trong vài năm trở lại đây, những đầu tư phát triển năng lượng sạch và công nghệ xanh của khu vực tư nhân và chính phủ Hàn Quốc đều tăng lên. Bộ Kinh tế Hàn Quốc đã hợp tác với một số hãng tư nhân để cải thiện công nghệ pin, pin quang điện, nhiên liệu sinh học và sản xuất năng lượng địa nhiệt. Trong năm 2011, chính phủ Hàn Quốc hi vọng sẽ bơm thêm 1 nghìn tỉ won (tương đương 900 triệu đôla Mỹ) vào lưới điện và nguồn năng lượng sạch thế hệ kế tiếp.
-
Hiệp hội năng lượng tái tạo Anh (RFA) đã xử phạt chi nhánh của hai hai công ty dầu mỏ lớn vì không đạt tiêu chuẩn nhiên liệu sinh học.Theo Luật Năng lượng giao thông vận tải tái tạo (RTFO), các công ty cung ứng trên 450 nghìn lít xăng hoặc dầu diesel vào thị trường Anh phải đăng kí với RFA, trong đó phải chứa 1% nhiên liệu tái tạo, đồng thời phải cung cấp các thông tin về mật độ carbon và tính bền vững của nó.
-
Xưởng thực nghiệm tạo nhiên liệu sinh học từ phế phẩm nông nghiệp: trấu, rơm, rạ… có công suất 400kg phế phẩm/mẻ vừa đi vào hoạt động ngày 18/1 tại TP.HCM. Mỗi mẻ với khối lượng phế phẩm như trên sẽ cho ra 40 lít nhiên liệu cồn sinh học. Thời gian để từ nhiên liệu ban đầu đến ra cồn sinh học mất khoảng hai tuần. Tống số vốn đầu tư cho xưởng thực nghiệm này là 1.1 triệu USD.
-
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 03 năm thực hiện Đề án, công tác triển khai các nội dung của Đề án đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, kịp thời nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trong thời gian triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và thương mại nhiên liệu sinh học Việt Nam.
-
Sau khi phân tích chi tiết, các nhà nghiên cứu ở Illinois (Hoa Kỳ) đã nhận thấy rằng các loài cây nhiên liệu sinh học được trồng trên diện tích đất sẵn có có thể cung cấp tới một nửa lượng nhiên liệu tiêu dùng hiện nay của thế giới, mà không ảnh hưởng tới đất trồng các loài cây lương thực hay đất đồng cỏ.
-
Người ta tranh luận rất nhiều về mối quan hệ giữa giá dầu thô và cầu đối với sản phẩm công nghệ sạch,. Tuy nhiên nhìn chung giá dầu cao chót vót sẽ góp phần làm tăng cầu đối với những hàng hóa như xe điện, nhiên liệu sinh học cũng như thúc đẩy việc đầu tư vào công nghệ sạch. Ít nhất chúng ta có thể nhận ra mối quan hệ này nếu nhìn lại năm 2008 khi dầu thô từng được giao dịch ở mức 100 USD/ thùng, và có lúc lên tới 145 USD/thùng.
-
Cùng với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) , các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có thể sử dụng hạt lúa mạch để sản xuất ethanol, các sản phẩm phụ của nó như rơm, vỏ và bã rượu khô (DDGS) có thể sử dụng để sản xuất dầu giàu năng lượng, hay còn gọi là dầu sinh học. Dầu sinh học sau đó được sử dụng làm nhiên liệu cho giao thông vận tỉa, hoạc sản xuất nhiệt năng, điện năng cần thiết cho quá trình biến đổi hạt thành ethanol.
-
New Generation Biofuels Holdings, Inc. – nhà phát triển công nghệ nhiên liệu sinh học vừa khẳng định một lần nữa về hợp đồng đánh giá sử dụng nhiên liệu sinh học trong hệ thống lò hơi với thành phố Baltimore trong thời gian 1 năm. Theo công ty này đặt ở Columbia, Maryland, khối lượng lớn nhất của chương trình lần này có thể đạt 440 nghìn gallon.
-
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Công Thương cần đẩy mạnh triển khai Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 và sớm tổ chức nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích tiêu dùng nhiên liệu sạch, nhiên liệu sinh học (NLSH).
-
Ưu điểm của công nghệ này là có thể sản sinh diesel trực tiếp từ cellulose nên có thể rút ngắn quy trình sản xuất diesel sinh học hiện tại. Các nhà sinh vật học tại Đại học Montana (Mỹ) vừa phát minh phương pháp sản xuất ra nhiên liệu sinh học bằng cách sử dụng một loại nấm đặc biệt có tên là Glilocladium roseum sinh trưởng ở vùng rừng ẩm Patagonia, phía Nam Argentina.