-
Đây là sản phẩm có độ tin cậy cao, vừa được lắp đặt tại thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; đồng thời là kết quả của đề tài cấp nhà nước mang mã số KC.06.20 do PGS-TSKH Nguyễn Phùng Quang và các cộng sự ở Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ cao (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) thực hiện.
-
Nhằm khuyến khích các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh truyền thông về tiết kiệm năng lượng (TKNL) ở Việt Nam, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các thông tin về năng lượng, các giải pháp TKNL, chính sách năng lượng và TKNL của nhà nước …
-
Hàng triệu đôi đũa đang bị vứt vào các thùng rác trên khắp nước Nhật mỗi năm sẽ được tái chế để trở thành nhiên liệu sinh học, nhằm làm giảm áp lực về năng lượng ở nước này.
-
Mới đây công ty Cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà đã chế tạo thành công sản phẩm
bình đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển theo tiêu chí “Thân thiện với môi trường - Tiện ích - Hiệu quả kinh tế”, giúp chúng ta cải thiện vấn đề về môi trường và góp phần tiết kiệm năng lượng cho quốc gia.
-
Đây là loại mái ngói thế hệ mới vừa được nhà thiết kế Sebastian Braat phát minh với mục đích giảm mức tiêu thụ năng lượng điện cho các hộ gia đình ở trong thành phố. Theo đó, viên ngói cấu tạo bởi một đế làm từ polycarbonate, có một khoang chứa nước và những tế bào quang điện (pin mặt trời).
-
Sáng 9-7 tại TPHCM, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM (ECC) đã khai giảng khóa đào tạo nâng cao năng lực và duy trì hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho các chuyên viên TKNL của TPHCM và một số địa phương phía Nam. Một trong những vấn đề được chú ý tại khóa đào tạo này là cảnh giác với một xu hướng đầu tư mới của các nước phát triển hiện nay là chuyển nhà máy tiêu tốn nhiều năng lượng sang nước khác.
-
(BCN)- Ngày 7 tháng 7 năm 2007, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công nghiệp đã tổ chức trao chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho 02 sản phẩm của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông: bóng đèn huỳnh quang T8 và ba lát điện từ. Đây là những sản phẩm đầu tiên trên toàn quốc được dán nhãn tiết kiệm năng lượng.
-
Hydrô được xem là nhiên liệu thay thế tốt nhất trong các loại nhiên liệu sạch bởi nó chỉ thải ra nước. Trước thực tế đó, Giáo sư Jerry Woodall đã tiến hành pha trộn những hạt nhiên liệu giữa nhôm và gallium.
-
TPHCM là địa phương đi đầu cả nước về tiết kiệm năng lượng. Tuy vậy, sau một thời gian khá dài, thực tế tiết kiệm năng lượng trên địa bàn vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, nhất là khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp
-
Gần đây, “khát” năng lượng nói chung, thiếu điện năng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước nói riêng đang là chủ đề được toàn xã hội quan tâm. Sau đây là một số biện pháp góp phần “giải nhiệt” cho vấn đề này:
-
Khoa Cơ khí chế tạo máy, Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM đã nghiên cứu, ứng dụng thành công hệ thống lọc nước mặn, phèn, lợ, nước ao hồ hoặc nước bẩn.. tại vùng nông thôn ĐBSCL bằng năng lượng mặt trời.
-
Vừa qua, Sở Công nghiệp Hà Nội đã ra mắt Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội. Sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội là thành phố thứ hai trong cả nước đã thành lập được Trung tâm tiết kiệm năng lượng với nhiệm vụ chính là triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Hồng Thái – Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (TKNL) Hà Nội kiêm Trưởng phòng Quản lý Điện năng thuộc Sở Công nghiệp HN (ảnh bên)bên lề sự kiện này.
-
Qua khảo sát của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM, nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm chưa quan tâm lắm đến nước cho hệ thống giải nhiệt, phương pháp xả đá trong dây chuyền sản xuất.
-
Các giải pháp tiết kiệm điện có tính chiến lược lâu dài, chứ không phải là giải pháp tình thế trong giai đoạn thiếu điện hiện nay. Một số nước phát triển, bây giờ họ đặt chương trình hàng năm không tăng sản lượng điện sử dụng mà một số khu vực đã giảm sản luợng điện tiêu dùng, mặc dù ở đó các chỉ tiêu về chất lượng đời sống con người đều tăng.
-
Theo các nhà khoa học Mỹ, chỉ cần trồng tảo trên 6 triệu ha đất hoang hóa ở Mỹ thì nước này đủ nhiên liệu để xài mà không cần nhập dầu mỏ
-
Việc sử dụng công nghệ không phù hợp cùng với ý thức, thói quen lãng phí năng lượng và việc quản lý sử dụng năng lượng kém hiệu quả khiến cho Việt nam là một trong những nước sử dụng năng lượng lãng phí nhất trên thế giới.
-
Bình đun nước nóng năng lượng mặt trời (NLMT) là một hệ thống làm nóng nước sử dụng năng lượng mặt trời, hoàn toàn không tiêu thụ điện. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nguồn năng lượng mặt trời sử dụng hầu như quanh năm …
-
Phim dán kính 3M là sản phẩm màng mỏng polyester trong suốt được tráng phủ nhiều lớp kim loại, và khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
-
Gốm sứ đã được sản xuất tại nước ta từ lâu đời và nổi tiếng ngay từ thời nhà Lý. Nhiều bảo tàng trên thế giới còn lưu giữ được những cổ vật này xuất xứ từ nước ta như gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Hội An v.v.. Từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, công nghệ gốm sứ đã phát triển nhanh chóng ở cả hai miền đất nước. Điển hình nhất phải kể đến khu vực Bát Tràng, Bình Dương nơi mà có hàng trăm doanh nghiệp gốm sứ hoạt động ngày đêm. Hàng năm chúng ta xuất khẩu hàng chục triệu đô la sang các nước trên thế giới và giải quyết được hàng vạn người lao động có công ăn việc làm. Mỗi sản phẩm gốm sứ xuất khẩu mang nhãn hiệu Việt Nam là một thông điệp tốt để thế giới hiểu biết đất nước ta nhiều hơn.
-
Làm thế nào để có thể thỏa mãn các nhu cầu về năng lượng của hiện tại mà không ảnh hưởng tới phát triển trong tương lai đang là vấn đề cấp thiết của hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, tăng trưởng GDP hàng năm ở mức cao (gần 8%) kéo theo nhu cầu về năng lượng tăng chóng mặt (trung bình khoảng 12 %/năm). PV có cuộc trò chuyện với kỹ sư Nguyễn Thường, Giám đốc Trung tâm Phát triển năng lượng bền vững, nguyên chủ nhiệm đề tài KHCN cấp nhà nước KCDL 95.04 và KHCN 09.08 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.