-
GS Doriano Brogioli đề xuất (và đã được cấp bằng phát minh) một phương pháp mới, đơn giản đến bất ngờ và rất rẻ để tạo ra điện từ nước mặn và nước ngọt.
-
Các nhà khoa học cho biết, để sản xuất 1m3 bia, các nhà máy của Việt Nam phải tốn từ 10-20m3 nước, 200-285 kWh điện, trong khi công nghệ tốt nhất được sử dụng tại một số nước Đông Nam Á hiện thời là 4-6m3 nước và 120 kwh điện. "Những con số biết nói" ấy phần nào cho thấy thực trạng sử dụng công nghệ trong các ngành kinh tế của ta và vì sao hàng Việt khó có sức cạnh tranh trên thị trường.
-
Vượt lên hơn 8.600 dự án dự thi, nữ sinh 18 tuổi Ceren Burcak Dag (Thổ Nhĩ Kỳ) vừa giành Giải thưởng Stockholm về nước dành cho lứa tuổi học sinh (Stockholm Junior Water Prize - SJWP) tại hội thảo Tuần lễ nước thế giới 2009 diễn ra ở Stockholm (Thụy Điển).
-
Do đặc thù ngành nghề nên Xí nghiệp I thuộc Baseafood (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sử dụng nguồn năng lượng điện và nước khá lớn. Bình quân mỗi năm chi phí cho điện nước khoảng 2,5 tỷ đồng (tương đương từ 15% đến 20% trong tổng chi phí sản xuất). Vì vậy, tiết kiệm các chi phí này là một yếu tố quyết định để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Từ năm 2004, Xí nghiệp I đã bắt đầu áp dụng quy trình sản xuất tiết kiệm điện và nước.
-
Việt Nam là nước có tiềm năng phong điện hơn cả trong số các nước Đông Nam Á. Nhưng trên thực tế hiện chưa có nhiều dự án phong điện, hoặc có triển khai thì cũng không mang lại hiệu quả cao.
-
Với hàng vạn doanh nghiệp và cơ quan tổ chức hành chính trên cả nước, kéo theo đó là hàng vạn mạng máy tính hàng ngày tiêu thụ một lượng điện không nhỏ.
-
Hệ thống này vận hành trên nguyên lý: trước tiên, dùng nhiều mặt kính hội tụ ánh sáng mặt trời vào một đường ống, làm nước trong đường ống này nóng lên, sau đó dùng năng lượng do nước nóng tạo nên để khởi động máy làm lạnh có chứa nước lạnh; khi đó bộ phận này sẽ đưa đến điều hoà lượng nước đủ làm ra khí lạnh.
-
Đó là đánh giá của đồng chí Bùi Văn Thạch, Phó chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị tổng kết dự án tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về tiết kiệm năng lượng (ANEP) cho sở Công thương các tỉnh: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và TP. Cần Thơ vừa diễn ra ngày 18-8-2009 tại Bình Phước. Hội nghị do Văn phòng tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương) và sở Công thương Bình Phước phối hợp tổ chức.
-
Ước tính cả nước ta đang sử dụng khoảng 100 triệu bóng đèn thắp sáng các loại, trong đó hơn 80 triệu bóng ở các hộ gia đình và gần 20 triệu bóng ở các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ… Điện năng dành cho chiếu sáng đô thị chiếm tỷ lệ đáng kể, đặc biệt tại các đô thị, có đến 70% loại đèn chiếu sáng là đèn thủy ngân cao áp (MV).
-
Theo định nghĩa, năng lượng tái tạo NLTT (renewable energy) là năng lượng phát sinh từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tia nắng mặt trời, gió, mưa, thuỷ triều, nhiệt từ lòng đất và vì thế các loại năng lượng này được tái tạo một cách tự nhiên. Như vậy Năng lượng gió (NLG) là một trong các nguồn NLTT. NLG ban tặng cho hành tinh chúng ta cơ hội giảm khí thải carbon, bầu không khí trong lành và nền văn minh bền vững. NLG cũng tạo cơ hội cho các nước trên thế giới cơ hội cải thiện an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi nước. Hiện nay người ta thích nói đến cái gọi là “an ninh năng lượng” thì NLG hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu này.
-
Thuật ngữ “Feed-in Tariffs “ (FiT) có từ những năm 70 của thế kỷ trước, khi nói đến phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Thuật ngữ này đã được dùng ở châu Âu, Hoa Kỳ và hiện nay trên toàn thế giới. Về nguồn gốc ngữ nghĩa của FiT là từ tiếng Đức “Stromeinspeisungsgesetz (StrEG)” là luật cung cấp điện vào lưới điện của nước Đức, ban hành năm 1991 và được Anh ngữ hoá thành “electricity feed law” (luật bán điện vào lưới) và tiếp theo là sự ra đời của “feed-in tariffs”.
-
Một giải pháp tiết kiệm điện năng và nhiên liệu cho các hệ thống sử dụng nước để làm mát, hệ thống điều hòa trung tâm trong các tòa nhà văn phòng, khách sạn, nhà máy điện, máy thiết bị công trình…là tẩy rửa cáu cặn thường xuyên. Với việc làm này, có thể tiết kiệm đến 15% năng lượng hao phí do cáu cặn gây nên.
-
Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chiều nay, ngày 31/7, tại phòng Edison – Weber, trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã diễn ra Lễ khởi động chương trình thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời năm 2009. Đây là hoạt động được triển khai nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường thiết bị nước nóng năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
-
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp bằng sáng chế số 1 - 0007596 về Máy bơm nước chạy bằng sức gió cho chủ sở hữu Phạm Mã Nhi, 14 A/51 Thái Phiên Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí vật lý Physical Review Letters cuối tuần qua, Tiến sỹ Doriano Brogioli thuộc ĐH Milano–Bicocca, Italy, đã giới thiệu phương pháp mới sản xuất điện từ hỗn hợp nước mặn và nước ngọt với chi phí thấp.
-
Theo Đài NHK (Nhật Bản), các nhà khoa học nước này đang tiến hành một nghiên cứu đặc biệt, dùng vi khuẩn trên ruộng lúa để sản xuất điện.
-
Công nghệ sản xuất hiện đại đến từ châu Âu, các sản phẩm máy nước nóng của Ariston được trang bị các thiết bị chống rò điện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Với thiết kế sang trọng mang phong cách Italy, các sản phẩm máy nước nóng còn là vật dụng để trang trí cho phòng tắm của bạn.
-
Khai thác triệt để năng lượng thiên nhiên và tiết kiệm tối đa năng lượng khi sử dụng là mục tiêu của những “Cao ốc xanh” đang thu hút cả những nhà đầu tư trong và ngoài nước hiện nay.
-
Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại chất liệu polyme có thể làm xúc tác rất hiệu quả cho quá trình sản xuất nhiên liệu hy-đrô bằng quang năng và nước. Chất liệu này đáp ứng những yêu cầu cơ bản đối với một xúc tác lí tưởng, đó là sự phong phú, dễ sử dụng và tính không độc của nó, và họ cũng đã nỗ lực để đưa phương thức sản xuất năng lượng “xanh” thay thế này trở thành xu hướng chủ đạo.
-
Sử dụng săm xe đạp cũ cải tạo vòi nước thông dụng thành vòi nước tự khoá là ý tưởng của các em Hoàng Hữu Phước và Phan Ái Ngọc, trường THPT Nguyễn Huệ - thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế). Tính thẩm mỹ tuy không cao nhưng rẻ, tận dụng được phế vật liệu, có tính ứng dụng cao, thích hợp với mọi nơi đang dùng vòi nước cũ mà không cần thay thế, tiết kiệm nước không thua kém các loại vòi tự khoá hiện đại, thời gian sử dụng lâu dài. Công trình này đã đạt giải nhì cuộc thi quốc gia "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" năm 2009.