-
Trong một vài tuần nay, đất nước Nam Mỹ này đã nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để cân nhắc một cách nghiêm túc về việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Ngày 18 tháng 2 vừa qua, ông Jaime Salas đã được bổ nhiệm là giám đốc Hội đồng Năng lượng Nguyên tử Chile (Comisión Chilena de Energía Nuclear, CCHEN), chỉ 1 tuần sau chuyến thăm chính thức của ông cùng Bộ trưởng bộ năng lượng - khai khoáng Chile tới Pháp và Bỉ, thăm quan nhà máy điện hạt nhân Tihange.
-
Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm quốc gia Pacific Northwest của Mỹ vừa sáng chế một loại máy điều hòa có thể sử dụng nhiệt thải để làm mát.Trong máy điều hòa, thay vì dùng điện thì nước sẽ được nhiệt thải đun nóng để vận hành quá trình làm mát.
-
GS Caltex vừa phát triển được một loại pin Li cứng, dạng màng mỏng. Công ty này được thành lập trên cơ sở đầu tư của hãng GS (Hàn Quốc) và Chevron (Mỹ) với lĩnh vực kinh doanh chính là lọc dầu. Bên cạnh đó, công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như sản xuất pin nhiên liệu, nhiên liệu sinh học, các vật liệu dùng cho tụ điện cao cấp và pin dạng màng mỏng.
-
Những chiếc lá nhân tạo sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời để tạo ra một nguồn năng lượng giá rẻ có hiệu năng cao vừa được các nhà khoa học Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) chế tạo thành công.
-
Sau 3 thập kỷ không xây mới lò phản ứng hạt nhân nào, Tập đoàn Ga. Southern và các đối tác đã khởi công xây dựng những lò phản ứng đầu tiên thế hệ mới, mẫu AP1000 tại nhà máy điện Vogtle. Đây là 2 công trình đầu tiên trong 14 lò AP1000 và tổng số 20 lò phản ứng mới có thể sẽ được xây dựng ở Hoa Kỳ trong 15 năm tới đây.
-
Công nghệ ứng dụng trong pin Li-Ion giá rẻ đã dành giải thưởng nhất trị giá 50 nghìn đôla Mỹ tại cuộc thi dành cho các ý tưởng kinh doanh Clean Energy Prize. Phát biểu tại lễ trao giải được tổ chức tại hội trường Rackham, Đại học Michigan ngày 18 tháng 2 vừa qua, chủ tịch Rick Snyder nói: “Thật là tuyệt khi được thấy 3 điều tôi quan tâm cùng xuất hiện trong cuộc thi này. Chúng ta đang nói tới việc cải cách và các doanh nghiệp, chúng ta đang nói tới năng lượng sạch - một nhân tố tối quan trọng trong tương lại.
-
Hãng năng lượng Wysips (Pháp) vừa trình diễn công nghệ mới tại CTIA (Hội nghị công nghệ không dây), đang diễn ra tại Mỹ, cho phép các thiết bị di động sử dụng năng lượng từ mặt trời, thay cho cách sạc pin như hiện tại.
-
Tờ Daily Mail đưa tin, một nhóm các kỹ sư tin học và điện tử thuộc Viện nghiên cứu công nghệ và khoa học Beckman (Mỹ) đã sử dụng các ống carbon - có kích thước nano, nhỏ hơn 10.000 lần so với kích thước của một sợi tóc – để thay thế cho các dây dẫn kim loại trong pin của điện thoại di động. Với thiết kế này, các nhà khoa học tin rằng thời gian sử dụng của pin điện thoại di động có thể tăng lên tới 100 lần.
-
Theo ông Crane, người tiêu dùng Mỹ không mua hàng vì sự khuyến khích của Chính phủ, tuy nhiên họ đang dần nhận ra vấn đề năng lượng thông qua chi phí năng lượng ngày càng tăng và vấn đề khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Ông nói: “Tất cả mọi người ở đây đều hi vọng vào sự thành công của xe điện, và đó là tương lai của chúng ta.”
-
Theo Công ty tư vấn và phân tích tài chính quốc tế Bloomberg New Energy Finance, năm ngoái - lần đầu tiên kể từ năm 2005 - giá của tuabin gió giảm xuống còn dưới 1 triệu euro/megawatt (khoảng 1.4 triệu đôla Mỹ). Theo chuyên gia phân tích tại London ngày 7 tháng 2 cho biết, các hợp đồng vận chuyển tuabin trên thế giới trong 6 tháng cuối năm 2010 ở mức trung bình 980 euro/megawatt. Con số này đạt mức cao nhất đạt đỉnh là 1.21 triệu euro năm 2007 và 2008, và năm 2009 là 1.06 triệu euro.
-
Hiệp hội Năng lượng gió của Mỹ đã tổ chức buổi hội thảo 2 ngày tại Omaha, nhằm tập trung thảo luận về những khó khăn gặp phải trong quá trình truyền tải điện năng tới những nơi cần nó. Rào cản pháp lí lớn nhất chính là những vấn đề liên quan tới người phải trả tiền cho đường dây truyền tải điện cao áp và người quyết định điểm đến của những đường truyền này.
-
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Havard cho thấy khoản chi phí tiết kiệm trong quá trình vận hành không thể bù đắp được những tổn thất nhà máy nhiệt điện vô tình gây ra cho cộng đồng dân cư Mỹ, chừng 345 tỷ dolla.
-
Năm nay, Geoplasma dự định xây dựng một nhà máy với chi phí 120 triệu USD ở California (Mỹ). Rác thải từ các hộ gia đình địa phương cung cấp cho nhà máy sẽ tạo ra lượng syngas đủ để sản xuất điện phục vụ hơn 20.000 gia đình.
-
TS. Nguyễn Thế Bảo, hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Việt Mỹ (TP.HCM) đã nghiên cứu thành công hệ thống điều hòa kết hợp giữa làm lạnh bay hơi và tách ẩm bằng chất hút ẩm (hai dung dịch hút ẩm LiCl và CaCl2). Ưu điểm của giải pháp này là tiết kiệm năng lượng cao, phù hợp sử dụng cho các không gian lớn như hội trường, siêu thị, sân bay, nhà hàng, vũ trường...
-
Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF) đã trao giải thưởng trị giá 80 nghìn đôla cho Paul J. Dauenhauer, trợ lí giáo sư, hiện đang làm việc tại Amherst, Đại học Massachusetts. Là một kĩ sư hóa học, anh Dauenhauer sẽ sử dụng giải thưởng của mình để thực hiện nghiên cứu cơ bản về sự phân hủy nhiệt của sinh khối gỗ trong quá trình nhiệt phân.
-
Hiện Brazil là nước sản xuất ethanol lớn thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ), đồng thời là nhà xuất khẩu nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới. Tháng trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã "bật đèn xanh" cho việc thành lập liên doanh có trụ sở đặt tại Brazil này./.
-
Trong năm 2010, mặc dù các khoản đầu tư để xây dựng và lắp đặt thiết bị năng lượng gió lên tới 47,3 tỷ euro, thị trường năng lượng gió toàn cầu lại lần đầu tiên suy giảm trong 20 năm. Lắp đặt mới giảm 7% so với năm 2009, chủ yếu là do tình hình kém khả quan ở thị trường Mỹ và sự chững lại ở Châu Âu.
-
Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công nhiên liệu sinh học ở nhiều máy bay và tàu chiến. Ông Mabus nói rằng thay vì phải mất tiền mua những thiết bị mới chạy bằng năng lượng tái tạo, Hải quân Mỹ đã tìm ra loại nhiên liệu sinh học phù hợp với các phương tiện hiện có. “Chúng tôi đã kiểm nghiệm F – 18, trực thăng, tàu Riverine, và hiện giờ chúng tôi đang tiến hành kiểm nghiệm những tàu chiến khác. Và bởi chúng tôi hiện đã có gần đủ số máy bay, tàu thuyền cần thiết cho 10 năm tới, nên nếu có đặt ra mục tiêu sản xuất một nửa số năng lượng từ nguồn năng lượng không hóa thạch, thì chúng tôi sẽ tiến hành trên những thiết bị đang có”.
-
Sản phẩm đèn Led (viết tắt của Light emitting diode tức đi-ốt phát quang) ngày càng được tiêu thụ mạnh tại Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc nhờ ưu điểm tiết kiệm năng lượng, ánh sáng mạnh và tuổi thọ cao, lại có nhiều ứng dụng như làm đèn xe, đèn đường, màn hình điện thoại di động.Nếu sử dụng đèn Led để chiếu sáng thay các bóng đèn compact, huỳnh quang... Việt Nam có thể tiết kiệm được ít nhất 40% điện tiêu thụ cho toàn hệ thống đèn chiếu sáng.
-
Ông Trần Đức Hùng, Tổng Giám đốc EVN Hà Nội cho biết, đợt ra quân này được thực hiện từ ngày 8 - 18/2/2011. Trong đợt ra quân, Tổng công ty sẽ nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn thuộc các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Từ Liêm, Sơn Tây, Thanh Trì và củng cố lưới điện của các quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai.