-
Phó tổng thống Joe Biden vừa công bố một loạt các chương trình khuyến khích, nhằm giúp đỡ những người có thu nhập trung bình ở Mỹ sử dụng năng lượng hiệu quả hơn tại gia đình và gia tăng sự phát triển trong công việc. Những hoạt động có 2 mục tiêu: giúp đỡ người dân duy trì chi phí năng lượng ở mức thấp và đặt nền tảng cho nền công nghiệp năng lượng hiệu quả tại gia lớn mạnh hơn.
-
Với việc cho hoạt động trở lại của tuabin gas tại Trung tâm Năng lượng Trung ương, Đại học Carnegie Mellon (CMU) đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 600 nghìn đôla Mỹ trong 2 năm sắp tới. Giá gas tự nhiên tăng cao đòi hỏi trường đại học này phải ngừng sử dụng tuabin. Tuy nhiên, nó đã được hoạt động trở lại vài tuần trước. Ông Lawrence nói: “Chúng tôi đang tự sản xuất ra năng lượng cho chính mình. Đó là cách làm hiệu quả và bền vững”.
-
Nhu cầu sử dụng điện tại VN là rất lớn kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5 - 8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 VN cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15 - 17% mỗi năm. Do đó, phương án đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời tỏ ra có hiệu quả đối với một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý như VN.
-
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; góp phần giảm lượng khí thải CO2, giảm sử dụng các dạng năng lượng truyền thống bằng các giải pháp ứng dụng năng lượng mới.
-
Ngày 18/11, tại buổi làm việc với đoàn Ủy ban Năng lượng Duma Quốc gia Nga, đang ở thăm Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Minh Trí, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định thành phố rất quan tâm tới việc phát triển khoa học công nghệ, bởi đây là mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững.
-
Có nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ nên đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển ngành khí như: doanh thu, kinh tế, môi trường, an ninh năng lượng, sản xuất điện… Theo báo cáo “Xây dựng khung phát triển ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới mới được công bố thì qui mô của ngành khí tự nhiên của Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Đến năm 2025, ngành khí phải đảm bảo khai thác đủ lượng tiêu thụ lên mức 24 tỷ m3/năm.
-
Từ ngày 01/11 đến ngày 05/11/2010, Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP. Cần Thơ (gọi tắt là ECC Cần Thơ) đã tổ chức khóa tập huấn “Đào tạo Kiểm toán năng lượng bằng hình thức thực hành tại nhà máy” trong khuôn khổ “Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" của Chính Phủ với sự hợp tác của trung tâm tiết kiệm năng lượng Nhật Bản.
-
Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ Việt Nam phát triển bốn lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao năng lực quản trị. Những hỗ trợ này dựa theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đó là khẳng định của ông Kenzo Oshima, Phó Chủ tịch thường trực của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong cuộc họp với báo giới chiều ngày 10-11, sau bốn ngày thăm và làm việc tại Việt Nam
-
Kéo dài thời gian sử dụng của pin điện thoại lên gấp 10 lần là mục tiêu đầu tiên trong dự án nghiên cứu mới, với quy mô lớn mà IBM, Infineon và một số trường đại học ở châu Âu đã tiết lộ vào thứ 4 vừa rồi. Dự án nghiên cứu này có tên là Steeper. Nó cũng hướng tới mục tiêu cắt giảm 10 lần nhu cầu năng lượng trong các thiết bị điện tử khác như TV, siêu máy tính trong thời gian hoạt động bình thường và loại trừ gần như hoàn toàn lượng năng lượng tiêu thụ khi chúng ở trạng thái tạm nghỉ.
-
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng Viện Năng lượng và Tài nguyên (TERI) vừa công bố chương trình “Ánh sáng cho mọi người” với mục tiêu cung cấp điện sạch với giá phải chăng đến 50 triệu người châu Á hiện đang phải dùng nguồn năng lượng đắt đỏ và gây ô nhiễm.
-
Báo cáo Năng lượng gió toàn cầu 2010 (GWEO 2010) chỉ ra lượng gió có vai trò then chốt trong việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thế giới ngày một tăng cao và tiến tới mục tiêu giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Theo dự tính, tới năm 2010, công suất điện từ năng lượng gió sẽ đạt 1000 GW, giúp giảm 1,5 tỉ tấn CO2 mỗi năm, chiếm 50 – 75% tổng mức độ giảm thiểu phát thải khí mà các nước công nghiệp hóa đã thông qua tại cam kết Copenhagen tới năm 2020. năm 2030, sẽ có khoảng 34 tỉ tấn CO2 được cắt giảm nhờ công suất 2300GW điện từ phong năng.
-
Công ty TNHH Điện tử Philips Việt Nam - ngành chiếu sáng (Philips VN) vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình “Hành trình vì mục tiêu tiết kiệm điện”.
-
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo về tình hình cung cấp và sử dụng điện năng của tỉnh, những văn bản pháp luật về tiết kiệm điện năng; giới thiệu chương trình mục tiêu quốc gia và phương pháp xây dựng chương trình mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tỉnh giai đoạn 2010-2015.
-
Protect & Gamble, tập đoàn sản xuất sản phẩm tiêu dùng lớn nhất thế giới vừa công bố rằng họ đã đặt ra những mục tiêu dài hạn và đầy tham vọng về tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu lãng phí. P&G nói rằng công ty sẽ dần dần tiến tới chỉ sử dụng năng lượng tại tạo để cung cấp năng lượng cho các nhà máy, cũng như chỉ sử dụng những vật liệu có thể tái tạo, tái chế lại cho quy trình sản xuất và đóng gói sản phẩm.
-
Enbright là công ty năng lượng có tên trong danh sách 100 Tập đoàn phát triển bền vững nhất thế giới. Hiện tại, công ty đã giúp xây dựng nên bảy trang trại năng lượng gió, một kế hoạch sử dụng năng lượng địa nhiệt, bốn công trình tái chế năng lượng cùng rất nhiều kế hoạch khác.
-
Phát biểu tại hội nghị, ông Pradeep Chaturvedi, chủ tịch Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học (Ấn Độ) tại New Delhi cho biết mức tiêu thụ năng lượng tại các nước đang phát triển đang trở thành những thách thức lớn về môi trường.
-
Một trong những mục tiêu hành động cơ bản của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam là khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ mới thân thiện với môi trường vào sản xuất.
-
Đây là một trong những mục tiêu hướng tới trong định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và được Thủ tướng phê duyệt.
-
Giảm lượng năng lượng sử dụng cho các loại thực phẩm dư thừa là một mục tiêu quan trọng, giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng toàn nước Mỹ.
-
Cũng trong năm nay, Liên minh Châu Âu đã đặt mục tiêu chung toàn khối sẽ sử dụng 20% là năng lượng tái chế trong năm 2020.