-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao là một trong những dự án trợ giúp kỹ thuật có quy mô lớn tại Việt Nam. Các hoạt động của Dự án được triển khai trong hơn 5 năm qua đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi các công nghệ và giải pháp quản lý hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng ở Việt Nam. Những thành quả đạt được của Dự án đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Đường hầm năng lượng Mặt trời (Solar Tunnel) đầu tiên của châu Âu đã được chính thức khai thông tại Bỉ, với mục tiêu cung cấp năng lượng sạch cho các xe lửa nối liền châu lục này.Với chi phí xây dựng 15,6 triệu euro, Solar Tunnel có chiều dài 3,6 km, chạy vắt qua Antwerp ở miền bắc Bỉ. Tổng cộng có đến 16.000 bảng điện Mặt trời đã được sử dụng để bao phủ diện tích 50.000m2 của đường hầm, gấp 8 lần sân bóng đá.
-
Với nguồn tài nguyên khá phong phú về năng lượng hoá thạch, năng lượng thiên nhiên và nguồn nước, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút đầu tư và kinh doanh hấp dẫn vào hàng đầu Châu Á của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực Điện năng bao gồm cả nhiệt điện, thuỷ điện, điện gió, điện hạt nhân hay điện thuỷ triều...Trong mười năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ xây dựng 95 nhà máy điện với tổng công suất 49.044 MW và tổng vốn đầu tư 39,58 tỷ USD,
-
Theo kế hoạch đưa ra năm 2010, Nhật Bản sẽ xây thêm 14 nhà máy điện hạt nhân và đặt mục tiêu nâng tỷ lệ điện hạt nhân lên 53% tổng sản lượng điện vào năm 2030. Tuy nhiên, Thủ tướng Kan cho rằng sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, kế hoạch này khó có thể thực thi và chính phủ đang điều chỉnh theo hướng duy trì tỷ lệ điện hạt nhân ở mức 30% tổng sản lượng điện.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
-
Căn cứ Quyết định số 79/2006/QĐ - TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã ban hành công văn số 5059/BCĐ - TKNL ngày 8/6 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch, dự kiến triển khai các nội dung năm 2012.
-
Để xử lý chất thải chăn nuôi, cải thiện môi trường và tái tạo năng lượng cho người dân nông thôn, Hội phụ nữ Ninh Bình đã tổ chức thực hiện đề án "Triển khai mô hình hộ gia đình sử dụng thiết bị khí sinh học tiết kiệm năng lượng”, được sự hỗ trợ tích cực từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Bộ Công Thương, Đề án đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ.
-
Trong báo cáo đầu tiên về năng lượng sạch toàn cầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định, thế giới đã đạt được thành công đầy ấn tượng trong việc phát triển công nghệ năng lượng sạch trên toàn cầu.IEA kêu gọi các chính phủ trợ giúp tích cực để triển khai mạnh mẽ các phương tiện vận tải chạy bằng điện hoặc vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng nhiên liệu hoá thạch, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 20 triệu phương tiện này được đưa vào sử dụng.
-
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành da-giầy Việt Nam đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt khoảng 16,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp da giày đang từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành hàng, đổi mới máy móc thiết bị, cập nhật công nghệ tiên tiến. Tiết kiệm chi phí, giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm đang là những mục tiêu mà ngành công nghiệp này đang hướng đến.
-
Một mục tiêu khác của dự án là sẽ được tăng cường khung pháp lý và thể chế, phát triển các cơ chế thực thi và giám sát, tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực thiết bị và thiết bị điện dân dụng, đồng thời phát động chiến dịch tiếp cận cộng đồng để phổ biến sử dụng năng lượng hiệu quả ở Nigeria, ông Lekoetje cho biết thêm, đồng thời chỉ rõ các mục tiêu được thiết kế nhằm giúp nâng cao năng lực của tất cả các bên liên quan ở cấp quốc gia.
-
Ngày 30 tháng 05 năm 2011, tại TP Hồ Chí Minh Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã chính thức phát động 3 cuộc thi về tiết kiệm năng lượng năm 2011 bao gồm “Tòa nhà hiệu quả năng lượng”, “Quản lý năng lượng trong công nghiệp & tòa nhà” và Giải thưởng “Truyền thông về tiết kiệm năng lượng”. Các cuộc thi được tổ chức bởi Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM (ECC-HCMC) và Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Hà Nội (ECC-HN) dưới sự chỉ đạo của Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng quốc gia, Bộ Công thương.
-
Nhằm thực hiện mục tiêu trở thành “thủ đô ôtô điện của châu Âu,” chính quyền thành phố London (Anh) vừa khai trương dự án Nguồn năng lượng mới London với việc lắp đặt thêm 150 điểm sạc điện ôtô trong nội đô.Theo kế hoạch, trong vòng ba năm tới, số lượng điểm sạc điện ôtô ở thành phố này sẽ được tăng lên 1.300, tức với mật độ chưa đầy 1 dặm (1,6km) có một điểm.
-
Văn phòng Tổng thanh tra thuộc Cơ quan dịch vụ bưu điện Hoa Kì (USPS OIG) sẽ sớm hợp nhất 4 trung tâm dữ liệu của mình tại một cơ sở mới, hiện đại bậc nhất, hướng tới tiết kiệm chi phí vận hành, tăng công suất và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Dự án này được chia làm 2 giai đoạn, và sẽ được thực hiện trong 10 tháng, nhằm tránh tình trạng trì trệ trong các hoạt động vận hành như hiện nay.
-
Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ Dự thảo Đề án Tiết kiệm điện giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu giai đoạn này, Việt Nam tiết kiệm được 10% điện năng trong các lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt và đời sống so với tổng mức tiêu thụ điện năng của giai đoạn 2011-2015. Phóng viên Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với TS. Phương Hoàng Kim - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Phó Chánh văn phòng TKNL về các yếu tố như công nghệ, cơ chế chính sách cho các hộ tiêu thụ lớn và nhận thức của đối tượng sử dụng điện...
-
Ngoài các luận cứ đơn thuần về tính kinh tế thì các dự án NLTT đang được xem xét ưu tiên phát triển bởi một số lý do về xã hội và môi trường, chẳng hạn như: Các dự án NLTT quy mô nhỏ thường nằm ở vùng sâu-vùng xa, miền núi, hải đảo. Phát triển các dự án NLTT tại khu vực này sẽ góp phần đảm bảo mục tiêu điện khí hóa nông thôn
-
Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước ngành Công nghiệp và Thương mại trong nhiều năm qua đã đề xuất và thực hiện nhiều chương trình/đề án nhằm thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững như: Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006- 2015, Đề án phát triển nhiên liệu sinh học giai đoạn đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường và Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2015 tầm nhìn 2020.
-
Liên minh Châu Âu sẽ phải chi 270 tỷ Euro( tương đương 381 tỷ dolla) trong vòng 40 năm tới đây để có thể đạt được những mục tiêu về năng lượng của mình vào năm 2050, bao gồm việc chú trọng hơn nữa tới việc tiết kiệm năng lượng trong chuỗi cung ứng điện.
-
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân. Sau 4 năm thực hiện, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng trong Bộ, sở giáo dục đào tạo, các đại học, học viện, trường cao đẳng, đại học trong cả nước triển khai nhiều hoạt động thiết thực và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
-
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tháng 7 năm 2006 Công ty Cổ phần may Hưng Yên đã triển khai thí điểm một số giải pháp hiệu quả điện năng. Qua thời gian thử nghiệm dự án đã mang lại kết quả tiết kiệm 20% điện năng với hệ thống chiếu sáng và trên 40% với thiết bị sewsaver cho động cơ máy may.