Thứ sáu, 22/11/2024 | 16:24 GMT+7

Hệ thống các giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất pin xe điện

28/09/2011

Từ nay tới năm 2018, chi phí sản xuất pin và hệ thống động lực dùng cho xe điện có thể giảm một nửa nếu như chúng ta có thể phát triển các giải pháp cải tiến đồng bộ. Để đạt được mục tiêu này, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Karlsruhe (Karlsruhe Institute of Technology- KIT) đã phát triển các giải pháp dự trữ năng lượng và cải tiến hệ thống động lực cho xe điện, đồng thời kết hợp chúng trong một hệ thống chung.

Từ nay tới năm 2018, chi phí sản xuất pin và hệ thống động lực dùng cho xe điện có thể giảm một nửa nếu như chúng ta có thể phát triển các giải pháp cải tiến đồng bộ. Để đạt được mục tiêu này, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Karlsruhe (Karlsruhe Institute of Technology- KIT) đã phát triển các giải pháp dự trữ năng lượng và cải tiến hệ thống động lực cho xe điện, đồng thời kết hợp chúng trong một hệ thống chung. Một “nhà máy nghiên cứu” phục vụ cho ngành xe điện dự định sẽ được xây dựng trong trụ sở của Viện KIT.

Tuần tới, trong triển lãm ô tô thế giới IAA, Viện này sẽ giới thiệu các sản phẩm thuộc dự án trị giá 200 triệu euro này.

db307cabd_110909111628.jpg

Người đứng đầu dự án, ông Andreas Gutsch phát biểu:  “ Chúng tôi không tập trung nghiên cứu từng phân tử, từng bộ phân riêng lẻ và thay vào đó là phát triển những giải pháp mang tính hệ thống, đáp ứng yêu cầu của ngành sản xuất.” Trong dự án "Competence E" tại Viện Công nghệ Karlsruhe, 250 nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực tới từ 25 viện nghiên cứu khác nhau đã cùng hợp tác nhằm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.”


Viện Công nghệ Karlsruhe đã tạo ra nhiều sản phẩm mới như: pin sử dụng công nghệ nano dựa trên cơ sở hợp chất sắt-carcsbon có công suất gấp hai lần so với pin truyền thống; quy trình sản xuất mới đã được đăng ký bằng sáng chế có thể rút ngắn thời gian nạp pin với chất điện phân xuống còn 1/10; và loại pin và hệ thống động lực có thể cắt giảm chi phí đáng kể nhờ sản xuất hàng loạt. Ông Gutsch cho biết: “ Để có thể sử dụng tiềm năng đổi mới của nhiều giải pháp riêng biệt, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi việc phát triển môt hệ thống đồng bộ”. Vì vậy, Viện KIT đang dự định xây dựng một “nhà máy nghiên cứu”.  Tại đó, người ta sẽ kết hợp các sản phẩm mới trong chuỗi nghiên cứu và thu hẹp khoảng cách giữa việc nghiên cứu và sản xuất thực tế nhờ xây dựng hệ thống kiểm nghiệm và thử nghiệm mẫu các loại pin và động cơ điện mới phát triển dựa trên bí quyết kỹ thuật của Viện KIT.

Chi phí xây dựng và phát triển dự án này cho tới năm 2018 ước tính lên đến 200 triệu euro. Giống như các trung tâm nghiên cứu công cộng khác, “nhà máy nghiên cứu” này sẽ mở cửa cho tất cả các nhà khoa học và nhà sản xuất trong ngành, qua đó đóng góp cho sự phát triển rộng rãi và nhanh chóng của công nghệ mới ở Đức. Ông Gutsch nhấn mạnh: “Chúng tôi đang hướng tới ngành sản xuất và tập trung nỗ lực vào đó. Chúng tôi tiến hành những nghiên cứu lớn để áp dụng vào thực tiễn chứ phải để chúng nằm trên các bản vẽ.”

Dự án Competence E của Viện Công nghệ Karlsruhe sẽ 150 kỹ sư tham gia, trong đó 50 kỹ sư đầu tiên sẽ tham gia trước năm 2012. Họ sẽ được đào tạo để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực động cơ điện nhờ một chương trình đào tạo bổ trợ tại Viện KIT. Các ứng viên cho 150 vị trí này sẽ được mời từ Đức và Tây Ban Nha.

Kim Anh (theo sciencedaily.com)