-
Với chính sách năng lượng toàn cầu, Nga đã giành phần thắng để trở thành nước hợp tác với Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận, dự kiến khởi công vào năm 2014. Ông Andrey G.Kovtun Đại sứ Nga tại Việt Nam khẳng định: “Chính phủ Nga và Tập đoàn Rosatom sẽ nỗ lực hết sức để triển khai Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận đúng mục tiêu, lộ trình của Chính phủ Việt Nam”.
-
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng đề án “Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng giai đoạn 2010- 2015”. Bộ Công Thương đã công bố dán nhãn năng lượng cho nhiều sản phẩm tiêu thụ năng lượng song xung quanh đó vẫn còn nhiều thắc mắc cả từ phía doanh nghiệp (DN) và người dân.
-
Chính phủ Venezuela vừa cho biết tổng trữ lượng khí đốt đã qua kiểm chứng của nước này tăng lên 185,2 tỷ khối sau khi phát hiện mới 6,4 tỷ khối tại mỏ Cardón IV thuộc vịnh Venezuela.
-
Sắp tới đây, người dân xứ sở sương mù sẽ có thể “xanh hóa” căn hộ của mình từ nguồn vốn vay của chính phủ. Và trước khi thực hiện cam kết sử dụng đúng mục đích số tiền hỗ trợ, họ sẽ được tham quan một số “siêu căn hộ” đáp ứng tốt những tiêu chí xanh như sử dụng năng lượng hiệu quả và hạn chế phát thải khí nhà kính.
-
Chính phủ Indonesia đang nghiên cứu kỹ chiến lược phát triển các nguồn năng lượng mới và tái sinh do tình trạng sản lượng khai thác dầu của nước này giảm.
-
Toàn bộ cấu trúc của AK1000 sẽ được đưa ra ngoài khơi cách bờ 12 dặm rồi dìm xuống lòng biển. Theo Gizmag thì hãng Atlantis đã chi hết 25 triệu USD để thực hiện nguyên mẫu AK1000 và đưa nó vào hoạt động. Hãng Reuters cho biết Chính phủ Scotland lên kế hoạch khai thác năng lượng đại dương để cung cấp điện cho 0,5 triệu hộ gia đình vào năm 2020.
-
Theo các chuyên gia, sở dĩ Trung Quốc nhanh chóng khẳng định được vị trí trong lĩnh vực năng lượng xanh, trước hết là vì chính phủ nước này đã đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu cải tiến công nghệ.
-
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ một vùng đất trồng mía có tuổi đời 130 năm ở Hawaii để đáp ứng nguồn năng lượng cho Hải quân và giảm sự phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch từ nước ngoài.
-
Chính phủ Đan Mạch đã trích ra 37 triệu cuaron (5,5 triệu euro) tài trợ cho dự án. Tòa nhà được lắp ráp bằng các pin mặt trời và điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo nhờ một hệ máy tính hiện đại nhất. Nhà được bật-tắt điện và sưởi ấm, đánh thức chủ nhà, và trước đó đã pha sẵn cà phê.
-
Nhiều công ty đã tham gia cuộc đấu thầu này, trong đó có các công ty lớn như Reliance Industries’ Solar Energy Group, Wipro Ecoenergy và người khổng lồ trong ngành xây dựng Punj Lloyd. Đây là một ý tưởng mới lạ của chính phủ Ấn Độ nhằm khởi xướng một cuộc cách mạng lớn về năng lượng mặt trời trên quy mô toàn quốc có khả năng sẽ nâng tổng công suất lắp đặt lên 20.000 MW trong 12 năm sắp tới.
-
Trên thực tế, đây là một kế hoạch mà chính phủ Ai Cập đưa ra nhằm đối phó với tình trạng quá tải của các nhà máy điện. Tình trạng này là nguyên nhân của việc cắt điện tại nhiều nơi ở thủ đô Cairo và các tỉnh thuộc vùng Thượng Ai Cập trong những ngày vừa qua.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Hiện nay, nghiên cứu, phát triển công nghệ sạch đang rất được quan tâm, chú trọng, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thể hiện qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Cụ thể, đã có 2 đề tài liên quan đến năng lượng mặt trời được chọn trong Chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2011 – 2015 vừa công bố mới đây.
-
Cơ quan phát triển năng lượng tái sinh Ấn Độ ( Viết tắt là IREDA) là doanh nghiệp trực thuộc Chính Phủ đi tiên phong trong việc cho vay và thúc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng như năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
-
Chính phủ liên bang Australia cũng đã trao giải thưởng cho nhóm nghiên cứu trên sau khi quá trình thực nghiệm tại khu vực Burnett, phía nam tiểu bang Queensland, thành công tốt đẹp.
-
Mặc dù mọi người đều muốn ngừng hoàn toàn việc sử dụng than để sản xuất năng lượng nhưng chúng ta cũng biết rằng chính phủ và khu vực tư nhân sẽ phải mất một thời gian dài nữa mới có thể chuyển toàn bộ sang các nguồn năng lượng sạch. Vì vậy trong thời kỳ chuyển giao này cần có những phương pháp có thể giảm thiểu tác động của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường.
-
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ vừa hoàn thành một tòa nhà văn phòng tự túc năng lượng lớn nhất nước, với hy vọng các nhà phát triển bất động sản sẽ theo hướng đi này. Tòa nhà Hỗ trợ nghiên cứu có diện tích 2,06 ha được xây dựng trên khu đất của Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Quốc gia trực thuộc Bộ Năng lượng ở Golden, bang Colorado. Hơn 800 nhân viên sẽ làm việc tại đây khi tòa nhà chính thức khánh thành vào cuối tháng 8.
-
Theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện đề án thông tin đại chúng về điện hạt nhân cấp quốc gia – thì mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện; và trong tương lai, điện hạt nhân sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của quốc gia.
-
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 4-7 cho biết chính phủ nước này đang tăng tốc chuyển đổi nền kinh tế Mỹ sang nền kinh tế năng lượng sạch. Bộ Năng lượng Mỹ đang đầu tư 2 tỉ đô la Mỹ vào 2 công ty năng lượng mặt trời để xây dựng một trong những nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới và sản xuất pin năng lượng mặt trời tiên tiến.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học (NLSH), mạng lưới thí điểm cung cấp nhiên liệu sinh học và các mô hình thử nghiệm sản xuất dầu diesel sinh học (B5).