-
Chi phí điện năng để phục vụ sản xuất của các Nhà máy Dệt, May chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất. Trong khi tất cả các chi phí đầu vào cho sản xuất đều tăng, thêm vào đó Việt Nam đã chính thức hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc hạ giá thành sản phẩm trong đó việc giảm thiểu tiêu thụ điện năng đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà Quản lý doanh nghiệp, và nó cũng là yếu tố sống còn của Doanh nghiệp.
-
Tùy vào loại động cơ máy may và năng suất hoạt động của người sử dụng, thông thường đối với các máy may công nghiệp khi sử dụng bộ ES1 có thể tiết kiệm từ 15 ÷ 33% điện năng tiêu thụ cho động cơ.
-
Hiện nay chúng ta đang sử dụng hàng ngàn lò hơi các loại mà trong đó phần lớn là các lò có hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và kém hiệu quả về mặt kinh tế. Tình hình này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có các giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng trong sử dụng và vận hành các lò hơi của cơ sở mình.
-
Trong sản xuất công nghiệp, hầu hết các hệ thống dây chuyền máy móc đều sử dụng nuớc để sản xuất hoặc làm mát. Sau một thời gian đầu xuất hiện vảy cặn bám trên đường ống nồi hơi, giàn ngưng. Theo tính toán, chỉ sau 1 năm hoạt động, một nồi hơi công nghiệp bị lắng cặn sẽ mất từ 5 – 20% tính hiệu quả sau 5 năm không được bảo dưỡng sẽ giảm đi 70% tính hiệu quả.
-
(BCN) Ngày 28/12/2006 tại Hà Nội, Bộ Công nghiệp phối hợp với Viện Vật lý và kỹ thuật ánh sáng, trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo ’’ Dán nhãn sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm năng lượng’’. Chương trình có sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất và có thị phần lớn về thiết bị chiếu sáng của Việt Nam như Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.
-
Ngày 16-12, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công nghiệp) đã tiến hành đánh giá kết quả triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về tiết kiệm năng lượng và hiệu quả năm 2006, đề ra kế hoạch hành động cho năm tới. Theo đó, sáu tháng đầu năm 2006, tiết kiệm hơn 360 triệu kwh.
-
(BCN) Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngày 12 tháng 12 năm 2006, được sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo Chương trình và Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công nghiệp, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khởi động “Chương trình tuyên truyền vận động xây dựng mô hình sử dụng tiết kiệm năng lượng trong mỗi hộ gia đình”
-
(BCN)Với mục đích tập huấn cho đội ngũ kiểm tra viên điện lực của các đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp, từ ngày 5 đến 8 tháng 12, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công nghiệp đã tổ chức hội nghị tập huấn tại Hải Phòng
-
(BCN) Trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Văn phòng tiết kiệm năng lượng Việt Nam, vừa qua vào ngày 28 tháng 11, Bộ Công nghiệp phối hợp với các đối tác đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả dự án tại khách sạn Hilton, Hà Nội.
-
(BCN) Ngày 16/11/2006 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký ban hành Thông tư số 08/2006/TT-BCN Hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng
-
(BCN)- Trong khuôn khổ hợp tác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ASEAN, nhằm trao đổi những kinh nghiệm về quản lý năng lượng và những giải pháp công nghệ hiệu quả năng lượng của các toà nhà được giải tại cuộc thi các toà nhà hiệu quả năng lượng của các nước ASEAN, vừa qua, Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng - Bộ Công nghiệp phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Năng lượng Nhật Bản (ECCJ), Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) và Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM tổ chức hội thảo về thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toà nhà tại Khách sạn Victory, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
(BCN)- Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vừa ký quyết định số 02/QĐ-BCĐ về việc ban hành quy chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các Dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thuộc Chương trình. Trong đó, đơn vị, cá nhân chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình phải có hồ sơ được xếp hạng cao nhất và có số điểm trung bình tối thiểu đạt 70/100 điểm.
-
(BCN)- Với mục đích quảng bá, trao đổi kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp sạch, khuyến khích sử dụng năng lượng sinh học và nhiên liệu sinh học trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải nói riêng; trong hai ngày 19 và 20/9/2006, hội thảo về công nghệ sạch trong ngành công nghiệp và giao thông vận tải đã được tổ chức tại khách sạn Melia, Hà Nội.
-
(BCN)- Trong thời gian từ 11 đến 15/9/2006, tại Hà Nội, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công nghiệp đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn Tiết kiệm năng lượng tổ chức khóa đào tạo về phát triển các dự án điện gió, thuộc dự án “Xây dựng năng lực cho các nhà phát triển dự án, nhà cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và các nhà quy hoạch của Chính phủ về thực hiện các hoạt động chuẩn bị để phát triển các dự án điện gió ở Việt Nam và Philippines có kế thừa các tiêu chuẩn Châu Âu và Quốc tế”, do liên minh Châu Âu tài trợ.
-
Hiện nay, chúng ta đã quen với việc sử dụng cầu dao tự động chống giật cho người và rò điện trong thiết bị điện loại 1 pha và 3 pha trong dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên trong công nghiệp, việc chống giật cho người lao động và chống rò điện cho các thiết bị điện với công suất lớn đòi hỏi phải có cầu dao tự động chống giật-rò điện công suất lớn.
-
Động cơ điện là bộ phận quan trọng trong các máy móc công nghiệp, làm nhiệm vụ biến đổi điện năng thành cơ năng. Động cơ điện tiêu thụ khoảng 60% tổng điện năng trong những nhà máy sản xuất, cho nên cần thiết phải có sự chọn lựa hợp lý và sử dụng hiệu quả.Động cơ điện và thị trường
-
Hiện nay, chúng ta đã quen với việc sử dụng cầu dao tự động chống giật cho người và rò điện trong thiết bị điện loại 1 pha và 3 pha trong dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên trong công nghiệp, việc chống giật cho người lao động và chống rò điện cho các thiết bị điện với công suất lớn đòi hỏi phải có cầu dao tự động chống giật-rò điện công suất lớn. Điều này gặp nhiều trở ngại do giá thành cầu dao loại đó khá đắt, nhất là với công suất lớn.
-
Từ kinh nghiệm của người nhiều năm làm công việc sấy chè, Giám đốc Công ty chè Tùng Lâm Vũ Kiên Chỉnh cùng kỹ sư cơ khí Vũ Ngọc Thủy đã mày mò chế tạo thành công máy cấp nhiệt công nghiệp "Green Flame" (ngọn lửa xanh).
-
(BCN)- Cuộc tọa đàm do Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công nghiệp) phối hợp với Trung tâm phát triển các tài nguyên môi trường năng lượng (CEERD- Thái Lan) tổ chức vào hôm nay, tại Hà Nội nhằm đưa ra những phác thảo cũng như thu nhận ý kiến phản hồi về tính khả thi của phương hướng phát triển các dự án gió ở Việt Nam.
-
Khí hoá than, đó là sản xuất khí nhiên liệu bằng cách oxy hoá không hoàn toàn thành phần hữu cơ trong than. Hồi giữa thế kỷ XX, người ta rất quan tâm đến phương thức chế biến than này ở quy mô công nghiệp. Chỉ tính riêng ở Liên Xô trước đây, đến năm 1958 đã có tới 2500 thiết bị sản xuất khí thuộc các chủng loại khác nhau, và đã có trên 15 triệu tấn than được khí hoá trong một năm.