-
Nhu cầu sử dụng điện tại VN là rất lớn kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5 - 8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 VN cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15 - 17% mỗi năm. Do đó, phương án đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời tỏ ra có hiệu quả đối với một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý như VN.
-
TS Vũ Quốc Bảo – Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế thành công công nghệ và dây chuyền sản xuất bột giấy hiệu suất cao từ nguồn nguyên liệu trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
-
Thông tin từ Đại sứ quán Anh cho biết, từ ngày 22-26/11 tới sẽ có một phái đoàn thương mại thuộc Hiệp hội Công nghiệp năng lượng hàng đầu của Anh (EIC) đến TP.HCM để khai thác các cơ hội đầu tư trong ngành dầu khí.
-
Trung tâm khuyến công và tư vấn Phát triển Công nghiệp Bình Dương (TTKC) cho biết: Trung tâm đang phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc gia về tiết kiệm năng lượng triển khai kiểm toán năng lượng và tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng ở 5 doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là các doanh nghiệp trọng điểm về tiêu thụ điện với sản lượng điện tiêu thụ trên 3 triệu kWh/năm thuộc 5 nhóm ngành nghề: Sản xuất thép, giấy/bột giấy, may mặc, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm.
-
Thời điểm này ngành năng lượng Mặt Trời ở Mỹ có thể đang ở giai đoạn phôi thai nhưng nhiều tổ chức hoạt động môi trường và quan chức trong ngành công nghiệp ở Mỹ tin rằng đến năm 2025 số lượng dự án năng lượng Mặt Trời sẽ gia tăng đáng kể.
-
Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ Việt Nam phát triển bốn lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao năng lực quản trị. Những hỗ trợ này dựa theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đó là khẳng định của ông Kenzo Oshima, Phó Chủ tịch thường trực của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong cuộc họp với báo giới chiều ngày 10-11, sau bốn ngày thăm và làm việc tại Việt Nam
-
Nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lượng đối với sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có những hành động cụ thể chỉ đạo các đơn vị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và khai thác.
-
Theo một báo cáo mới đây, tại Mỹ, công suất điện gió tăng thêm trong năm nay sẽ giảm 39%. Điều này có thể coi như một cú giáng kinh hoàng cho các ngành công nghiệp hiện đang lao đao trong vòng luẩn quẩn của suy thoái. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp điện gió của Hoa Kỳ, chuyện còn tồi tệ hơn khi mức tăng công suất trong 5 năm qua là 39%.
-
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (NRDC) đã đến thăm Thượng Hải để đàm phán về việc hợp tác chuyển đổi một nhà máy hợp kim sắt thép cũ thành “khu phát triển năng lượng sạch”. Địa điểm này nằm trong 12 khu công nghiệp Trung Quốc đang có kế hoạch cải tạo thành khu phát triển năng lượng sạch.
-
Theo thống kê , hiện mỗi năm cả nước đã phải nhập khẩu 6 triệu tấn xăng dầu, 40% lượng xăng dầu nhập khẩu này dành phục vụ cho ngành GTVT. Số tiền phải chi phí cho việc nhập khẩu xăng dầu, sản xuất điện hằng năm đã chiếm tới 1/5 tổng GDP của cả nước và hiện đã "ngốn" hết GDP của toàn ngành Nông nghiệp. Các đối tượng tiêu thụ nhiều năng lượng là ngành Công nghiệp tiêu thụ 47%; giao thông vận tải tiêu thụ tới 20% và hộ gia đình là 15%...
-
heo Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc, nhiều công ty công nghiệp lớn của nước này như Công ty Công nghiệp nặng Hyundai (Hyundai Heavy Industries), Công ty Đóng tàu và động cơ thủy Daewoo (Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering) sẽ thực hiện dự án có kinh phí đầu tư 9.200 tỷ won (8,2 tỷ USD), bao gồm 500 tuabin gió với công suất 2.500MW điện.
-
Theo một báo cáo mới đây của báo điện tử Bloomberg, Hoa Kỳ đang trên đà bùng nổ năng lượng mặt trời. Nhờ đó, đến năm 2020, nguồn năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng được 4,3 % tổng nhu cầu điện năng toàn quốc gia. Mấu chốt của vấn đề này nằm ở 12 chữ số: Các nhà đầu tư cần bỏ ra 100 tỷ dolla đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng mặt trời để duy trì mức tăng 42% của lượng cung mỗi năm khiến công suất được mở rộng từ con số 1,4 GW hiện nay lên tới 44 GW trong thập kỷ tiếp theo.
-
Công nghiệp sản xuất thép xây dựng và xi măng thời gian qua đã có biểu hiện mất cân đối cung – cầu và cơ cấu sản phẩm. Các dự án thép và xi măng không theo quy hoạch cũng kéo theo thiếu hụt nguồn năng lượng (điện, than) vốn đang rất khan hiếm.
-
Báo cáo Năng lượng gió toàn cầu 2010 (GWEO 2010) chỉ ra lượng gió có vai trò then chốt trong việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thế giới ngày một tăng cao và tiến tới mục tiêu giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Theo dự tính, tới năm 2010, công suất điện từ năng lượng gió sẽ đạt 1000 GW, giúp giảm 1,5 tỉ tấn CO2 mỗi năm, chiếm 50 – 75% tổng mức độ giảm thiểu phát thải khí mà các nước công nghiệp hóa đã thông qua tại cam kết Copenhagen tới năm 2020. năm 2030, sẽ có khoảng 34 tỉ tấn CO2 được cắt giảm nhờ công suất 2300GW điện từ phong năng.
-
5300 điểm nạp điện cho ô tô đang được lắp đặt tại Michigan như một bước đi đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô điện trên toàn nước Mỹ. 1500 đại lý ô tô Chevolet trên khắp nước Mỹ cũng bắt đầu lắp đặt những những thiểt bị nạp điện nhằm phục vụ lượng khách hàng đang ngày càng tăng lên của xe chạy điện. Hãng General Motors cũng tuyên bố sẽ lắp đặt 350 điểm nạp điện khắp Michigan, trước mắt để phục vụ cho nhân viên của hãng.
-
Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu.
-
Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp là một trong những chiến lược quốc gia quan trọng, nhằm giúp Nhà nước giảm gánh nặng về quản lý môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm; giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, bảo toàn nguyên liệu và năng lượng. Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở ĐBSCL đang dần “làm quen” với phương pháp này.
-
Trung tâm dự án nghiên cứu chế tạo xe hơi chạy bằng nước lã ở tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo khoảng 50km. Chính phủ Nhật Bản và các công ty chế tạo xe hơi đã đầu tư 250 triệu USD cho dự án này. Trên thực tế, đây là loại ô tô chạy bằng điện. Dòng điện được tạo ra trực tiếp từ phản ứng hóa học giữa các nguyên tử khí hydro với khí oxy trong không khí để tạo thành nước. Trước đó, khí hydro đã được điều chế ở qui mô công nghiệp từ nước lã tại nhà máy.
-
Ông Sejji, Chủ tịch tổ chức NEDO cho biết, dự án “Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp sản xuất điện năng” sẽ tập trung đầu tư xây dựng lò đốt chất thải có công nghệ tiên tiến của Nhật Bản với công suất 75 tấn rác thải/ngày; hệ thống xử lý khí thải; hệ thống thu hồi nhiệt để chạy máy phát điện công suất 1,2MW.
-
Tập đoàn Hitachi của Nhật và nhà sản xuất pin ôtô điện Johnson Controls của Mỹ ngày 18/10 thông báo họ sẽ hợp tác với nhau trong ngành công nghiệp lưu trữ năng lượng tiên tiến, trong đó có việc sản xuất pin lithium-ion cho các phương tiện giao thông chạy điện.