Thứ bảy, 23/11/2024 | 05:47 GMT+7

Nghị viện châu Âu thông qua mục tiêu năng lượng tái tạo tới 2030

21/03/2012

Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua việc thiết lập mục tiêu năng lượng tái tạo bắt buộc hôm 15 tháng 2 năm 2012. Động thái này đã được các tổ chức trong ngành công nghiệp ca ngợi.

Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua việc thiết lập mục tiêu năng lượng tái tạo bắt buộc hôm 15 tháng 2 năm 2012. Động thái này đã được các tổ chức trong ngành công nghiệp ca ngợi.

Những mục tiêu này đã được thông qua như là một phần của "Lộ trình chuyển sang nền kinh tế ít các-bon vào năm 2050" của Ủy ban châu Âu. Ngày 23/2, một liên minh 8 công ty năng lượng châu Âu đã gửi thư  tới Ủy ban châu Âu EC kêu gọi thiết lập các mục tiêu cs tienhs bắt buộc.

792c576c0_eu.jpg

Theo Lộ trình chuyển sang nền kinh tế ít các-bon vào năm 2050, các nước trong khu vực này sẽ cắt giảm lượng khí thải carbon trong nước từ 80 đến 95%. Nó đã được Ủy ban Môi trường của Nghị viện châu Âu phê duyệt.

Ông Stephane Bourgeois, Trưởng ban phụ trách Các vấn đề về quy định pháp luật thuộc Hiệp hội Năng lượng gió châu Âu (EWEA) cho biết: "Hành động bỏ phiếu của Nghị viện đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Hội đồng châu Âu rằng họ đã chuẩn bị để hưởng ứng Lộ trình Năng lượng của Ủy ban châu Âu tới năm 2050”.

"Các bộ trưởng phải chú ý tới quy định của Nghị viện châu Âu và chấp thuận mục tiêu năng lượng tái tạo bắt buộc tới năm 2030. Các mục tiêu bắt buộc đối với năng lượng tái tạo đã được chứng minh là có tính hiệu quả, và mục tiêu tới năm 2030 sẽ tiếp tục thúc đẩy công nghiệp châu Âu, tăng cường an ninh năng lượng và là chìa khóa để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”.

Cao ủy Năng lượng Liên minh châu Âu EU Oettinger đã kêu gọi đưa ra một quyết định về mục tiêu năng lượng như vậy vào năm 2014.

Đồng thời, Nghị viện châu Âu cũng đã bỏ phiếu kêu gọi EC để sửa đổi Hệ thống Thương mại khí phát thải của EU, có thể bao gồm cả việc loại bỏ trợ cấp thặng dư từ thị trường.
 
Ba Lan đã phản đối Lộ trình và các mục tiêu bắt buộc bởi họ lo lắng rằng điều này có thể khiến các công ty di chuyển địa điểm ra ngoài EU. Ba Lan cho rằng EU nên chờ đợi động thái từ phía các quốc gia khác.

Lê My (theo Solarserver)