-
Với dự đoán nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030, gần đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra các giải pháp năng lượng thay thế đáp ứng nhu cầu của khu vực này trong tương lai, đặc biệt là các dự án năng lượng mặt trời.
-
Các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã nhất trí triển khai dự án chung nhằm xây dựng các thành phố kiểu mẫu có lượng khí thải cácbon thấp thông qua việc sử dụng một cách có điều phối các công nghệ tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân.
-
Ngày 19/6, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) khai mạc ở tỉnh Fukui - một trong những trung tâm sản xuất điện hạt nhân lớn nhất Nhật Bản.
-
Đến nay, ông đã hướng dẫn thiết kế phong điện theo kiểu cắt cánh của mình cho nhiều nơi, tuy nhiên cánh quạt được làm từ thùng inox hay tôn thay cho ý tưởng ban đầu là cắt cánh quạt từ thùng phuy. Loại phong điện nhỏ với đường kính ống hình trụ từ 0,8m đến gần 2m đã lắp 2 cái ở TP.HCM, 1 cái ở Bình Dương và 1 cái làm từ thiện cho đồng bào dân tộc vùng núi chưa có điện ở Bình Phước.
-
Chiếc xe máy thông minh ENV là sản phẩm nổi tiếng của Intelligent Energy (năng lượng thông minh), một công ty chuyên về giải pháp năng lượng của Anh, được thiết kế tại Trung tâm thiết kế Thái Bình Dương ở West Hollywood-Mỹ.
-
Hội thảo “Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ Việt Nam - Hoa Kỳ” do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Văn phòng Nghiên cứu hải quân toàn cầu, Trung tâm Công nghệ quốc tế quân đội Mỹ - Thái Bình Dương, Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển không gian vũ trụ châu Á tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh hợp tác, trao đổi nghiên cứu khoa học.
-
Từ vỏ lon nước ngọt, chuyên gia nghiên cứu về vi mạch - điện tử Đặng Hữu Xướng đã có ý tưởng tạo ra những cánh quạt phong điện và anh đã nghiên cứu tạo ra những cánh quạt phong điện từ những chiếc thùng phuy hỏng. Ý tưởng này đã trở thành hiện thực, các sản phẩm phong điện do anh Xướng tạo ra đã được lắp ráp tại TPHCM và Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cuối tháng 4-2009, một tổ hợp phong điện đã được lắp đặt ở Lâm Hà, Lâm Đồng
-
Theo Peter Gleick, chuyên gia thuộc Học viện Thái Bình Dương (một Tổ chức chuyên nghiên cứu vấn đề nước toàn cầu), đối với các khu vực đòi hỏi hao tốn điện năng cho việc bơm và phân phối nước thì các chính sách cắt giảm lượng nước tiêu thụ có thể đối phó với biến đổi khí hậu hiệu quả hơn việc yêu cầu các doanh nghiệp và các hộ gia đình giảm mức tiêu thụ điện.
-
Những người sử dụng các phương tiện giao thông chạy bằng điện có thể xạc điện các loại xe của họ và không cần phải bận tâm, vẫn biết rằng xe của họ đang được nạp điện một cách rẻ nhất và không làm hại đến lưới điện, bằng cách sử dụng một công nghệ có tên Bộ điều khiển Máy xạc Thông minh. Được phát triển ở Khoa Năng lượng của Phòng thí nghiệm Tây Bắc Thái Bình Dương, Mỹ, bộ điều khiển này tự động xạc các loại xe điện trong giờ không cao điểm và đòi hỏi ít điện.
-
Chiều 2-4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Hoàng Hà đã chủ trì buổi làm việc nghe Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (TKNL) TP.HCM trình bày Dự thảo “Chương trình TKNL tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2009- 2010”.
-
Chiều ngày 20 tháng 10 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Hữu Hào cùng đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Hợp tác Quốc tế và Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Ngân hàng Thế giới (World Bank) do Ông Robert P. Taylor Trưởng Ban Năng lượng - Vụ Mỏ, Năng lượng và Giao thông khu vực Châu Á Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Cục Điều tiết Điện lực, Tập Đoàn Điện lực Việt Nam... để kiểm tra điển hình tại một số địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng
-
Gốm sứ đã được sản xuất tại nước ta từ lâu đời và nổi tiếng ngay từ thời nhà Lý. Nhiều bảo tàng trên thế giới còn lưu giữ được những cổ vật này xuất xứ từ nước ta như gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Hội An v.v.. Từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, công nghệ gốm sứ đã phát triển nhanh chóng ở cả hai miền đất nước. Điển hình nhất phải kể đến khu vực Bát Tràng, Bình Dương nơi mà có hàng trăm doanh nghiệp gốm sứ hoạt động ngày đêm. Hàng năm chúng ta xuất khẩu hàng chục triệu đô la sang các nước trên thế giới và giải quyết được hàng vạn người lao động có công ăn việc làm. Mỗi sản phẩm gốm sứ xuất khẩu mang nhãn hiệu Việt Nam là một thông điệp tốt để thế giới hiểu biết đất nước ta nhiều hơn.