Thứ năm, 26/12/2024 | 20:18 GMT+7
Dự án “Hợp tác phát triển và chuyển giao công cụ hỗ trợ định hướng xây dựng, thực thi chính sách liên quan tới giảm nhẹ phát thải khí nhà kính – Calculator 2050 (gọi tắt là Dự án Calculator 2050) do Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là chủ dự án, nhà tài trợ là Bộ Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Vương quốc Anh thông qua Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt nam.
Dự án bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2014 và dự kiến kết thúc vào tháng 12/2014.Dự án này được thực hiện bởi nhóm chuyên gia trong nước, cùng sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác nhau thuộc các cơ quan Bộ ngành và các bên liên quan nhằm đảm bảo cho ra đời một phiên bản phản ánh các lựa chọn khác nhau. Dự án đã xây dựng được một phiên bản Calculator 2050 của Việt Nam trong năm 2014 và đây là một đóng góp quan trọng trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn các hướng đi cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hình: Minh họa mô hình Vietnam 2050 Calculator
Truy cập Calculator 2050 Vietnam tại đây
Các cấp độ của mô hình Calculator 2050 của Việt Nam?
Việc xây dựng các cấp độ của mô hình Calculator 2050 phiên bản cho Việt Nam dựa trên nền tảng UK’s Calculator 2050 c do Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Vương quốc Anh phát triển. Do đó, sẽ có 4 cấp độ từ không có nỗ lực nào tới các nỗ lực tham vọng nhất trong việc giảm phát thải khí nhà kính hoặc sử dụng năng lượng hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo…
Hình : Mô tả sự khác biệt của 4 cấp độ trong mô hình Calculator 2050
Ví dụ về 4 cấp độ – nhu cầu giao thông các bon thấp
Hình : Ví dụ về định nghĩa 4 cấp độ trong lựa chọn giao thông đến năm 2050
Ví dụ về 4 cấp độ – Trường hợp điện gió ở Việt Nam
Hình : Ví dụ về định nghĩa 4 cấp độ trong trường hợp điện gió ở Việt Nam
Các kịch bản?
Hình : Định nghĩa các kịch bản trong mô hình Calculator 2050
- Khung thời gian: Năm cơ sở (năm gốc): 2010;
- Giai đoạn nghiên cứu: 2010 - 2050, cho mỗi khoảng 5 năm
Đối tượng và lĩnh vực mô phỏng của mô hình Calculator 2050 cho Việt Nam:
Hình : Tiếp cận xây dựng cơ sở dữ liệu cho mô hình Calculator 2050 của Việt Nam
Cấu trúc dữ liệu của Calculator 2050 Việt Nam (Bảng Excel)?
Hình : Cấu trúc sơ bộ về dữ liệu của Calculator 2050 Việt Nam
Dữ liệu của Calculator 2050 Việt Nam bao gồm nhiều trường thông tin khác nhau, quan trọng nhất là Trường thông tin phía Cung cấp năng lượng và Trường thông tin phía Nhu cầu tiêu thụ năng lượng
Mô hình đã mô phỏng:
- Nhu cầu năng lượng của các ngành trong nền kinh tế: 5 khu vực với 13 nhóm nhu cầu
- Quá trình chuyển hóa năng lượng: 32 công nghệ chuyển hóa/cung cấp năng lượng, bao gồm 12 công nghệ năng lượng tái tạo
- Nhu cầu năng lượng sơ cấp
- Mô phỏng được các chỉ tiêu đánh giá quan trọng như: Chi phí, lượng phát thải Khí nhà kính tương ứng; an ninh năng lượng; tỷ lệ các loại năng lượng; tỷ lệ năng lượng nhập khẩu; hiệu quả kinh tế - năng lượng.
Mục đích xây dựng Calculator 2050 cho Việt Nam:
Mục tiêu tổng quát: nâng cao năng lực xây dựng và ban hành các chính sách, định hướng phát triển kinh tế xã hội, năng lượng, môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho các cơ quan có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường.
Mục tiêu cụ thể:
Các kết quả của Dự án
– Công cụ Calculator 2050 được phát triển, ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Có hai phiên bản được xây dựng là Excel Spreadsheet và Web tool
– Đội ngũ chuyên gia của Việt Nam được đào tạo, làm chủ việc khai thác và ứng dụng Công cụ.
Đối tượng thụ hưởng của Dự án
Đối tượng thụ hưởng trực tiếp là các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương địa phương, các nhà khoa học, các tổ chức chính trị, xã hội và các doanh nghiệp. Công cụ Calculator 2050 giúp các nhà quản lý phân tích và ra quyết định trong quá trình xây dựng các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, đặc biệt là các chính sách về năng lượng và kiểm soát phát thải khí nhà kính.
Công cụ Calculator 2050 sau khi được hoàn thiện sẽ được chuyển đổi sang phiên bản có thể chạy ứng dụng trên môi trường internet và tạo ra ứng dụng riêng tùy theo mục đích của người dùng . Ví dụ, các nhà làm chính sách có thể đưa ra các kịch bản phát triển dài hạn với nhiều lựa chọn, phương án khác nhau, các nhà khoa học có thể sử dụng để nghiên cứu, các nhà giáo dục có thể dùng làm công cụ giảng dạy,…