Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:45 GMT+7

Các bước áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 (P2)

11/09/2013

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các lợi ích mang lại từ việc liên tục cải tiến các hoạt động quản lý năng lượng.

Cam kết cải tiến liên tục

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các lợi ích mang lại từ việc liên tục cải tiến các hoạt động quản lý năng lượng. Các thành công này có thể dựa trên việc sử dụng tiết kiệm các năng lượng đầu vào cũng như giảm thiểu các chi phí do phải xử lý phát thải ở đầu ra của mỗi quá trình hay hệ thống.

Dù là Doanh nghiệp ở quy mô lớn hay nhỏ, việc áp dụng thành công Hệ thống quản lý năng lượng cần phải có sự cam kết của tất cả các thành viên trong hệ thống, từ các thành viên trong Ban lãnh đạo cho tới cả các nhân viên tại bất kỳ công đoạn hay bộ phận nào. Sự cam kết này cần được thể hiện thông qua việc thiết lập chương trình năng lượng dẫn đầu bởi "Nhóm cải tiến năng lượng" (Dedicated Team), thiết lập Chính sách năng lượng và áp dụng một cách hiệu lực tất cả các yêu cầu của Hệ thống quản lý năng lượng (EnMS).

Nhóm cải tiến năng lượng

Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo/giám đốc năng lượng: thiết lập mục tiêu, theo dõi/kiểm soát việc thực hiện và áp dụng  của hệ thống và thúc đẩy việc triển khai các chương trình quản lý năng lượng.

Thiết lập nhóm cải tiến năng lượng: triển khai các hoạt động quản lý năng lượng tại tất cả các công đoạn và bộ phận trong toàn hệ thống, và đảm bảo việc thực hành tốt các hoạt động cải tiến năng lượng được diễn ra một các thích hợp.

Trao quyền một cách thỏa đáng cho các cán bộ năng lượng. Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động cải tiến năng lượng trong toàn Doanh nghiệp. Xem xét đầu tư cho các dự án cải tiến năng lượng hiệu quả. Thông tin và nhận thức tới các khách hàng về giá trị của các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Thúc đẩy sự tham gia của mọi người

Ví dụ về Bản mô tả công việc của Vị trí Đại diện lãnh đạo về năng lượng:

 

Trách nhiệm

Yêu cầu

Thiết lập và quản lý nhóm năng lượng của công ty

Có hiểu biết về hệ thống và các quy trình, thủ tục

Hoạch định và triển khai các dự án (tuân theo kinh phí, thời gian và chất lượng)

Có khả năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý và trao đổi thông tin

Tiếp nhận, triển khai và trao đổi các thông tin liên quan tới năng lượng

Nắm được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001

Phân công công việc và thời gian cụ thể cho các thành viên

Hiểu về kỹ thuật

Thực hiện các công việc do lãnh đạo phân công

 

Báo cáo tới lãnh đạo các vấn đề về quản lý năng lượng

 

 

Hoạt động đánh giá (Assess Performance):

Hiểu về vấn đề sử dụng năng lượng của hiện tại cũng như trong quá khứ là cách mà nhiều Doanh nghiệp xác định các cơ hội để cải tiến về năng lượng và đạt được các hiệu quả về tài chính. Hoạt động đánh giá là hoạt động được định kỳ tiến hành để đánh giá việc sử dụng năng lượng của các máy móc thiết bị chính trong tổ chức, từ đó thiết lập các đường năng lượng cơ sở để đo lường tính hiệu quả của các cố gắng trong tương lai.

Các vấn đề cần đánh giá:

·        Quản lý và thu thập dữ liệu: Thu thập thông tin và dữ liệu về sử dụng năng lượng qua các thời kỳ.

·        So sánh và thiết lập đường năng lượng cơ sở:  Xác định điểm bắt đầu đo lường quá trình. So sánh hiệu quả năng lượng cơ sở hạ tầng của tổ chức với đối thủ cạnh tranh, tổ chức đồng dạng, và so sánh các thời kỳ để ưu tiên cơ sở nào được tập trung cải tiến.

·        Phân tích và đánh giá: Hiểu rõ về xu thế và mô hình sử dụng năng lượng.

·        Đánh giá hệ thống và chuyên môn: Đánh giá hiệu quả vận hành của hệ thống thiết bị và cơ sở hạ tầng để quyết định khả năng cải tiến.

Đánh giá hiệu quả năng lượng giúp tổ chức:

·        Phân loại sử dụng năng lượng hiện tại theo loại nhiên liệu, phân chia hoạt động, cơ sở, dòng sản phẩm...

·        Nhận biết thiết bị có hiệu suất cao và nhân rộng việc áp dụng trong tổ chức

·        Ưu tiên thực hiện cải tiến với các thiết bị hiệu suất thấp.

·        Nắm được phí tổn năng lượng trong tổng chi phí vận hành.

·        Phát triển phạm vi và kết quả trong quá khứ thành hành động trong tương lai.

·        Xây dựng các cơ chế khuyến khích thông qua việc công nhận thành tích trong việc cải tiến năng lượng.

Thiết lập mục tiêu:

Các mục tiêu sẽ điều hướng hoạt động quản lý năng lượng và thúc đẩy cải tiến liên tục. Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể là quan trọng để hiểu các kết quả định ra, phát triển chiến lược hiệu quả và gặt hái các lợi ích tài chính. Mục tiêu được tuyên bố rõ ràng sẽ định hướng các quyết định thường ngày và là nền tảng để theo dõi và đánh giá quá trình. Truyền đạt và công bố mục tiêu có thể thúc đẩy nhân viên hỗ trợ nỗ lực quản lý năng lượng trong toàn tổ chức. Giám đốc năng lượng kết hợp với Ban năng lượng để phát triển mục tiêu.

Để phát triển mục tiêu hoạt động hiệu quả:

·        Phạm vi quyết định: xác định thông số tổ chức và thời gian cho mục tiêu đề ra.

·        Ước lượng khả năng cải tiến: Xem xét đường năng lượng cơ sở, benchmark để quyết định tiềm năng và thứ tự nâng cấp, và chỉ đạo đánh giá hệ thống và đánh giá chuyên môn.

·        Thiết lập mục tiêu: Đặt ra và tuyên bố rõ ràng những mục tiêu có thể đo lường được, với ngày tháng cụ thể cho toàn bộ tổ chức, cơ sở và đơn vị.

Đặt ra mục tiêu giúp Giám đốc năng lượng:

·        Đặt mức độ cải tiến cho toàn tổ chức

·        Ước lượng sự thành công của chương trình quản lý năng lượng

·        Giúp ban năng lượng xác định sự tiến bộ và thất bại ở cấp độ cơ sở.

·        Khuyến khích sở hữu quản lý năng lượng, tạo ra mục đích và thúc đẩy nhân viên.

·        Tuyên bố cam kết giảm thiểu các tác động môi trường

·        Thiết lập lịch trình hoạt động nâng cấp và xác định mốc quan trọng

Kiến nghị:

Khi thiết lập mục tiêu, phải đảm bảo Ban năng lượng có đủ năng lực và kiến thức để thiết lập các mục tiêu có hiệu quả cao và thực tế. Báo cáo tới lãnh đạo xem xét mục tiêu để có phản hồi và hỗ trợ.

Thiết lập kế hoạch hành động:

Khi đã có mục tiêu, tổ chức phải xây dựng con đường để cải tiến hiệu quả năng lượng. Các tổ chức tiên phong đã thành công thường có kế hoạch hành động chi tiết để đảm bảo quá trình thực thi đo lường hiệu quả năng lượng có tính hệ thống . Không giống như chính sách năng lượng, kế hoạch hành động được thường xuyên cập nhật, nhất là ở phần cơ bản từng năm một, để phản hồi các kết quả gần nhất, các thay đổi ưu tiên và hoạt động. Trong khi phạm vi kế hoạch hành động thường dựa vào tổ chức, các bước sau đây phác thảo sơ bộ khởi điểm thiết lập kế hoạch:

·        Xác định mục tiêu và biện pháp kỹ thuật

·        Xác định vai trò và nguồn lực từ Lãnh đạo và các khu vực của tổ chức bị ảnh hưởng bởi kế hoạch hành động trước khi hoàn thành kế hoạch. Làm việc với Ban năng lượng để truyền đạt kế hoạch hành động tới toàn bộ tổ chức.

Kiến nghị:

Đề ra chiến lược tổng thể để thiết lập vai trò và hành động trong toàn doanh nghiệp có thể giúp tích hợp các hoạt động quản lý năng lượng. Khi phát triển một kế hoạch hành động, cân nhắc:

·        Làm việc với các ban để xác định cách thức họ tham gia.

·        Mở cuộc thi để tìm kiếm ý tưởng về hiệu quả năng lượng trong toàn tổ chức

·        Thu thập kiến nghị từ Ban năng lượng và các nhân sự chủ chốt.

Thực hiện kế hoạch hành động:

Con người có thể tạo ra và có thể phá vỡ một chương trình năng lượng. Đạt được sự hỗ trợ và hợp tác từ các nhân vật chủ chốt trong toàn tổ chức là nhân tố quan trọng để thực thi thành công kế hoạch hành động. Thêm vào đó, việc tìm kiếm mục tiêu thường xuyên phụ thuộc vào nhận thức, sự cam kết và khả năng của những người trực tiếp thực thi dự án.

Để thực hiện kế hoạch hành động, cần cân nhắc các bước sau:

·        Tạo kế hoạch truyền thông: phát triển thông tin mục tiêu tới nhân lực chủ chốt về chương trình quản lý năng lượng.

·        Nâng cao nhận thức: xây dựng sự hỗ trợ chỉ tiêu quản lý năng lượng từ các cấp trong tổ chức

·        Nâng cao khả năng: Thông qua đào tạo, tiếp cận thông tin và thực hành quá trình, chuyên môn để nâng cao khả năng đội ngũ nhân viên.

·        Động cơ: tạo ra sự thúc đẩy khuyến khích nhân viên phát triển hiệu quả năng lượng để đạt được chỉ tiêu.

·        Theo dõi và giám sát: thường xuyên sử dụng hệ thống theo dõi để giám sát quá trình

Đánh giá sự tiến bộ

Quá trình đánh giá sự tiến bộ là xem xét chính thức các hoạt động và dữ liệu sử dụng năng lượng  cũng như so sánh với các chỉ tiêu hoạt động, Kế quả đánh giá và thông tin thu thập được trong quá trình xem xét chính thức được các tổ chức sử dụng để thiết lập kế hoạch mới, xác định cách thực thi tốt nhất và đặt ra chỉ tiêu mới.

Các bước quan trọng :

a. Đo lường kết quả: so sánh sự vận hành hiện tại với chỉ tiêu đề ra

b. Xem xét kế hoạch hành động: Hiểu được phần hoạt động hiệu quả và phần không hiệu quả để xác định cách thực thi tốt nhất. Sự đánh giá thường xuyên hiệu quả năng lượng và hiệu quả quản lý năng lượng cũng giúp lãnh đạo năng lượng:

· Đo lường được tính hiệu quả của việc thực hiện các chương trình và dự án năng lượng

· QQuyết định thành lập các dự án trong tương lai

· Khen thưởng các nhóm và cá nhân có thành tích

· Mang lại lợi ích cũng như các cơ hội cho các sáng kiến cải tiến trong tương lai.

Công nhận các thành tựu:

Việc tìm kiếm và công nhận các thành tích về quản lý năng lượng là một phương pháp hay để duy trì động lực, mang lại niềm hứng khởi cho các thành viên tham gia dự án, điều này cũng mang lại các giá trị tích cực cho chương trình của bạn. 

Công việc cần thực hiện:

·Xây dựng cơ chế khuyến khích, giải thưởng, công nhận và thông tin tới toàn hệ thống

·Tổ chức đánh giá, công bố và trao thưởng tới các nhóm hay cá nhân có thành tích

·Tích cực tham gia các chương trình năng lượng do các tổ chức bên ngoài thực hiện.


Trần Liễu