Thứ tư, 17/04/2024 | 01:11 GMT+7

Tờ rơi giới thiệu về Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50.001

03/01/2013

ISO 50001 đã được Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) công bố ngày 15 tháng 6 năm 2011


XEM TOÀN BỘ TỜ RƠI tại đây

“Vượt qua thách thức về năng lượng với ISO 50.001  - Hệ thống quản lý năng lượng”
ISO 50001 đã được Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) công bố ngày 15 tháng 6 năm 2011. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý năng lượng và là một công cụ quản lý năng lượng hữu hiệu trong các doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng đã được thiết kế để có thể áp dụng cho bất cứ tổ chức nào, không liên quan đến qui mô và loại hình của tổ chức. Tiêu chuẩn quản lý năng lượng có thể được thực hiện một các riêng biệt hoặc có thể lồng ghép với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001. Mặc dù không đưa ra các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể nào nhưng Tiêu chuẩn này yêu cầu các tổ chức tham gia cam kết cải tiến hiệu suất năng lượng sử dụng một cách thường xuyên, liên tục và giám sát kết quả thực hiện để có sự điều chỉnh thích hợp. Việc thực hiện ISO 50001 giúp doanh nghiệp tuân thủ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

b2c2e1cab_is1.jpg


Tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng có thể được thực hiện trước tiên chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp và sau đó là vì lợi ích của đối tác và khách hàng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc có lấy chứng nhận hay không chứng nhận phù hợp với  ISO 50001 cho hệ thống quản lý năng lượng của mình . Tuy nhiên, việc chứng nhận bởi một tổ chức chứng nhận độc lập sẽ cung cấp bằng chứng khách quan về việc doanh nghiệp có hệ thống quản lý năng lượng phù hợp với yêu cầu của ISO 50001.

Lợi ích của việc áp dụng ISO 50001
  • Giúp doanh nghiệp tuân thủ các qui định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
  • Tiết kiệm được chi phí năng lượng => giảm chi phí SX => tăng tính cạnh tranh 
  • Sử dụng nguồn nhân lực và các nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp một cách hiệu quả
  • Giảm liên tục mức năng lượng tiêu thụ trên đơn vị sản phẩm 
  • Giảm phát thải mà không gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành
  • Chủ động kiểm soát chi phí năng lượng, giảm tác động khi giá năng lượng tăng 
  • Có hồ sơ ghi chép lại mức tiết kiệm để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và trình các cơ quan quản lý nhà nước theo Luật định  
  • Tạo hình ảnh DN sản xuất xanh và sạch đối với công chúng, các đối tác kinh doanh, khách hàng và các nhà nhập khẩu
Tiềm năng TKNL của việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng
  • Mức tiết kiệm năng lượng có thể đạt được từ 10-20% đối với các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý năng lượng lần đầu (theo khảo sát của UNIDO) 
bf91fef03_is2.jpg


Rào cản – trả lời câu hỏi tại sao DN chưa quan tâm đến quản lý năng lượng
  • Doanh nghiệp mới chỉ tập trung hoạt động quản lý vào sản xuất và thị trường, chưa quan tâm đến hiệu quả năng lượng
  • Thông tin, dữ liệu thống kê, phân tích về năng lượng còn thiếu
  • Thiếu sự hiểu biết về lợi ích tài chính, kinh tế và cải thiện chất lượng sản phẩm do hệ thống   quản lý năng lượng mang lại
  • Thiếu kỹ năng chuyên môn để áp dụng các biện pháp và dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
  • Thường coi trọng về công nghệ và thiết bị hơn là quản lý 
  • Coi trọng chi phí ban đầu hơn là chi phí thường xuyên, thiếu sự xem xét mối liên kết giữa vốn đầu tư và chi phí vận hành
  • Kiến thức và hiểu biết liên quan đến hiệu quả năng lượng (HQNL) chỉ tập trung ở cấp độ cá nhân, không phải cấp toàn tổ chức -> nguy cơ phát triển không bền vững
  • Hạn chế về tài chính...
Lợi ích vượt trội của ISO 50001 so với các giải pháp TKNL đơn lẻ
  • Giúp doanh nghiệp sử dụng tốt hơn các thiết bị tiêu thụ năng lượng 
  • Tạo sự minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền về quản lý các nguồn năng lượng
  • Thúc đẩy việc thực hành quản lý năng lượng và tăng cường các hành vi quản lý năng lượng tốt
  • Giúp doanh nghiệp đánh giá và sắp xếp thứ tự ưu tiên để áp dụng các công nghệ hiệu quả năng lượng mới
  • Cung cấp một khuôn khổ để thúc đẩy hiệu quả năng lượng thông qua chuỗi cung ứng
  • Huy động được sự quan tâm và nỗ lực của mọi thành viên vào hoạt động quản lý năng lượng từ việc phát hiện vấn đề, đề xuất biện pháp đến thực hiện và tự kiểm tra, giám sát
  • Có thể lồng ghép hệ thống quản lý năng lượng với các hệ thống quản lý tổ chức khác như  môi trường, sức khỏe và an toàn

Qui trình vận hành của ISO 50001 

ISO 50001 tuân thủ qui trình kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - hành động (tương tự như ISO 9001 và ISO 14001) để cải thiện hiệu suất năng lượng một cách liên tục và cung cấp một khuôn khổ để cho các tổ chức có thể:
+ Xây dựng chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Thu thập và phân tích các dữ liệu để xác định các mục tiêu và chỉ tiêu phù hợp với chính sách đặt ra
+ Đề ra các biện pháp để thực hiện mục tiêu
+ Thực hiện các biện pháp đã được hoạch định
+ Đo lường kết quả
+ Đánh giá hiệu quả của chính sách
+ Tiếp tục cải thiện hệ thống quản lý năng lượng

Các bước thực hiện:
  1. Lập kế hoạch: đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng và xây dựng đường cơ sở, các chỉ số hiệu suất năng lượng, mục tiêu, chỉ tiêu và các kế hoạch hành động cần thiết để tạo ra kết quả theo các cơ hội cải thiện hiệu suất năng lượng và chính sách năng lượng của tổ chức
  2. Thực hiện:  triển khai các kế hoạch hành động về quản lý năng lượng
  3. Kiểm tra:  giám sát và đo lường các qui trình và các đặc tính vận hành chính để xác định mức cải thiện năng lượng so với các chính sách và mục tiêu và báo cáo kết quả
  4. Hành động: thực hiện các hành động tiếp theo để cải thiện hiệu suất năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng một cách liên tục.
Doanh nghiệp có mong muốn nhận trợ giúp để xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý năng lượng phù hợp với ISO 50001. 

Liên hệ:
Dự án “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và tiêu chuẩn quản lý năng lượng” (gọi tắt là Dự án TKNL trong CN). Đây là Dự án đang được Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức phát triển công nghiệp (UNIDO) thực hiện trong giai đoạn 7/2011-12/2014.
  • Nhóm đối tượng hưởng lợi: doanh nghiệp có qui mô lớn và vừa trong các ngành công nghiệp như: giấy & bột giấy, dệt, chế biến thực phẩm và chế biến cao su
  • Những hỗ trợ kỹ thuật mà DN có thể nhận được từ Dự án: 
  1. Cử cán bộ quản lý và kỹ sư tham gia các lớp đào tạo miễn phí về QLNL theo ISO 50001 và tối ưu hóa hệ thống hơi và máy nén khí;
  2. Được các chuyên gia trong và ngoài nước tư vấn để xây dựng và thực hiện các dự án QLNL theo tiêu chuẩn ISO 50001 và tối ưu hóa hệ thống hơi và khí nén;
  3. Tư vấn về các cơ chế tài chính và nguồn vốn hỗ trợ các dự án đầu tư hiệu quả năng lượng
Cần biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ:
Chị Phạm Thi Nga, Điều phối viên dự án 
Điện thoại: 84-04 222 02597; Mobile: 0904765461; Fax: 84-04 222 02597. 

Địa chỉ thư: Ban Quản lý Dự án “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam"
Vụ Khoa học, Công nghệ và Tiết kiệm Năng lượng, Tổng cục Năng lượng
Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội..


XEM TOÀN BỘ TỜ RƠI tại đây