Ngày 29/11, Cơ quan này cho biết lợi ích hiệu quả năng lượng trên diện rộng là chìa khóa để cắt giảm khí thải, đặc biệt là khi nhu cầu điện toàn cầu dự kiến sẽ tăng. Ví dụ, nếu Mỹ chuyển toàn bộ hệ thống chiếu sáng sang công nghệ LED, như vậy có thể tiết kiệm đủ năng lượng để cung cấp năng lượng cho 3 triệu xe điện mỗi năm, IEA cho biết.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu đang chuẩn bị gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Dubai trong tuần này, tại đây Mỹ và Liên minh Châu Âu đang dẫn đầu nỗ lực thúc đẩy các quốc gia ủng hộ việc tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi mức tiết kiệm năng lượng vào năm 2030. Cho đến nay, các nỗ lực cắt giảm hiệu ứng nhà kính lượng khí thải vẫn không đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu theo mục tiêu của thỏa thuận Paris là 1,5C so với mức tiền công nghiệp.
IEA cho biết, để đạt được mục tiêu đó, mức cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng hằng năm cần phải tăng từ 2% vào năm 2022 lên trung bình hơn 4% từ nay đến cuối thập kỷ này. Năm nay, cường độ dử dụng năng lượng toàn cầu tăng 1,3%, một phần do sự phục hồi ở một số lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng và nhu cầu về điều hòa không khí bùng nổ.
Theo báo cáo, việc tăng gấp đôi cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng có khả năng tạo ra hằng triệu việc làm mới trong các lĩnh vực như trang bị thêm cho nhà ở và lắp đặt máy bơm nhiệt. Nó cũng có thể cắt giảm hơn 7 tỷ tấn lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu, tương đương với lượng khí thải hiện đang được tạo ra từ toàn bộ ngành giao thông vận tải.
Đồng thời, IEA cho biết các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã trở nên phổ biến hơn. Liên minh Châu Âu dự kiến sẽ đạt mức cải thiện sử dụng năng lượng 5% trong năm nay, sau khi đạt được 8% vào năm 2022.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: “Tham vọng về khí hậu của thế giới phụ thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc làm cho hệ thống năng lượng toàn cầu hiệu quả hơn nhiều”.
Yến Anh - PetroTimes
Nguồn: Bloomberg