Thứ bảy, 02/11/2024 | 00:25 GMT+7
Dự án điện gió ở Bạc Liêu
Các chuyên gia cảnh báo, việc đổ xô vào phát triển năng lượng gió nhằm tranh thủ sự ưu đãi giá của Chính phủ có thể dẫn tới quá tải hệ thống truyền tải điện.
Hiện tại giá bán điện năng (FiT) dành cho các dự án điện gió gần bờ đang là 1.928 đồng/kWh và 2.223 đồng/kWh đối với các dự án xa bờ. Giá này áp dụng đối với các dự án đã nhập tải vào mạng lưới chung trước ngày 1/11/2021.
Theo Trung tâm điều độ điện quốc gia (AO), chín dự án điện gió có tổng công suất 353MW đã được xây dựng trước khi Chính phủ nâng FiT lên. Từ khi đó, nhiều dự án có công suất hàng ngàn MW đã được ký thỏa thuận mua - bán và nhập tải vào mạng lưới.
Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), bên cạnh 9 dự án đã được ký thỏa thuận, Tập toàn tiếp tục ký thêm 31 thỏa thuận với các nhà máy có tổng công suất 1.645 MW đang trong quá trình xây dựng.
59 dự án điện gió khác, tổng công suất gần 2.700MW, đang trong quá trình quy hoạch tới năm 2025. Hơn 100 dự án tương tự đã được phê duyệt.
Các dự án này chủ yếu tập trung ở Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị và Phú Yên.
Đại diện AO cho biết với nhiều dự án điện gió nhập vào hệ thống truyền tải chung vào năm nay có thể gây ra nguy cơ quá tải điện.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực, đổ xô vào đầu tư điện gió là tương đối mạo hiểm cho các nhà đầu tư. Thứ nhất, việc xây dựng một nhà máy điện gió không thể nhanh như lắp đặt các hệ thống điện mặt trời. Cần ít nhất 12 tháng để có dữ liệu về công suất gió. Sau đó nhà đầu tư mới có thể thiết kế nhà máy. Trong khi đó, các quốc này chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng.
Do vậy, nếu nhiều nhà máy điện gió cùng nhập tải vào hệ thống chung trước tháng 11 năm 2021, việc quá tải chắc chắn sẽ xảy ra và do đó các nhà máy bắt buộc phải chạy dưới công suất. Điều này sẽ gây tổn thất lớn cho các nhà đầu tư.
Hương Giang