Thứ bảy, 23/11/2024 | 03:10 GMT+7

Cách lựa chọn, sử dụng một số thiết bị điện phổ thông trong gia đình hiệu quả nhất (P1)

14/07/2016

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn lựa chọn, lắp đặt và sử dụng thiết bị điện trong gia đình sao cho tiết kiệm điện nhất.

1. Hệ thống chiếu sáng

Nếu phòng của bạn có diện tích khoảng 20m2 (T5, T8), với bóng 1,2m ta lắp 2 bóng; đối với loại bóng 0,6m bạn có thể lắp từ 3 - 4 bóng. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn lắp đặt đèn chiếu sáng đã được dán nhãn tiết kiệm năng lượng, sử dụng bóng đèn compact hoặc đèn Led. Tuy nhiên, bạn nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và thường xuyên vệ sinh máng (chóa) đèn.

2. Tủ lạnh

Bạn nên chọn công suất tủ lạnh phù hợp với nhu cầu của gia đình (ví du: nếu gia đình bạn có từ 4 - 5 người thì nên chọn mua tủ lạnh có công suất từ 120 - 150 lít); đồng thời sử dụng biến tần để tiết kiệm 5% điện tiêu thụ. Ngoài ra, bạn nên chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng ngăn (đồ tươi sống nên đặt dưới -1 độ C; hoa quả, rau củ nên đặt từ 5 độ C trở lên). Sử dụng tủ lạnh chia nhiều ngăn, kê tủ cách tưởng 15cm và thường xuyên kiểm tra độ kín của gioăng cửa cũng giúp bạn và gia đình sử dụng tủ lạnh hiệu quả hơn.

3. Máy giặt

Cũng giống như tủ lạnh, bạn nên chọn mua loại máy giặt phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Với gia đình có từ 4 - 6 người, bạn nên cọn mua máy giặt có khối lượng giặt từ 5,5 - 6,5kg. Trong quá tình giặt, bạn nên lưu ý lượng quần áo giặt/sấy mỗi mẻ không nên thấp hơn công suất giặt/sấy của máy. Bên cạnh đó, không nên giặt chế độ nước nóng, không nên đặt đốc độ vắt tối đa vì sẽ tiêu tốn nhiều điện năng. Khi trời khô và nắng, bạn nên phơi quần áo thay vì sấy sẽ giúp tiết kiệm điện. 

4. Tivi, đầu máy, máy vi tính

Tivi, đầu máy, máy vi tính là những thiết bị điện được sử dụng nhiều trong gia đình. Khi lựa chọn những thiết bị này, bạn nên chọn kích thước màn phù hợp, chọn tivi màn hình LCD hoặc màn hình Led. Khi sử dụng, bạn nên điều chỉnh màu sắc, độ sáng, độ tương phản ở mức phù hợp 50%, chuyển sang chế độ chờ khi tạm dừng và tắt nguồn khi không sử dụng. Riêng với máy tính, bạn có thể cài đặt chế độ tiết kiệm năng lượng để tiết kiệm điện năng.

5. Nồi cơm điện

Với nồi cơm điện, bạn cũng nên lựa chọn nồi cơm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ví dụ, nếu gia đình bạn có từ 2 - 4 người thì nên chọn nồi dung tích 1 - 1,5 lít. Bạn cũng không nên nấu cơm sớm quá và phải thường xuyên vệ sinh đáy nồi và mâm nhiệt để duy trì hiệu quả truyền nhiệt.

6. Quạt điện

Các loại quạt điện hiện nay bày bán trên thị trường rất đa dạng với nhiều chức năng. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua quạt điện có chức năng tự tắt khi bị đổ hoặc nhấc khỏi mặt sàn, chức năng xoay đảo hướng gió hoặc chọn mua quạt có hộp số sẽ tiết kiệm hơn. Nếu không gian rộng, bạn có thể sử dụng quạt trần. 

7. Bàn là

Bàn là tiêu tốn khá nhiều điện năng. Do đó, bạn không nên ủi đồ vào những gờ cao điểm, ủi đồ dày trước, đồ mỏng sau và không ủi đồ khi còn ướt. Bạn cũng nên sử dụng bàn là khô do bàn là hơi nước tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. 

8. Lò vi sóng

Nếu nhà bạn có lò vi sóng, hãy đặt nó ở nơi thoáng mát và không sử dụng lò vi sóng trong phòng có điều hòa. Đồng thời, khi nấu nên xếp thực phẩm theo vòng trong (thực phầm nên được cắt, thái thành miếng), không nên sử dụng chức năng rã đông nếu không thật sự cần thiết và để thực phẩm thật khô khi dùng chức năng chức năng nướng. 

Ngọc Châu