Thứ bảy, 23/11/2024 | 07:44 GMT+7
Các loại pin sạc cho laptop và các loại xe chạy điện thường bị phàn nàn về thời gian sạc quá lâu.Vì thế, công ty Amprius (Mỹ) đã phát triển loại pin kiểu mới có hiệu quả gấp đôi lại pin ion liti thông thường.
Kết quả Amprius đạt được nhờ dựa vào nghiên cứu của nhà khoa
học Yi Cui thuộc đại học Stanford. Cui đã thay thế dương cực của pin thông
thường bằng những dây silicon nano và thu được hiệu quả gấp đôi. Ngoài ra, với
dây silicon nano, thời gian sử dụng của pin cũng tăng lên tới 40%.
Tuy nhiên dương cực kiểu này thường bị gãy. Trong khi đó, dây silicon nano của Cui đã khắc phục được vấn đề đó. Liti từ âm cực sẽ bị giữ lại toàn bộ ở dương cực trong suốt quá trình sạc giúp tránh tiêu hao. Do dây silicon nano không có đủ độ bền cơ học, các nhà nghiên cứu của Amprius đang cố gắng khắc phục bằng các lõi kim loại cho dây như các thanh thép gia cố bê tông trong các tòa nhà.
Sau 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm Amprius cho rằng đã đến lúc đưa sản phầm mới này đến với thị trường. CEO của Amprius, Kang Sun cho biết: “ Chúng tôi đang sản xuất nhanh chóng vì các sản phẩm công nghệ luôn thay đổi một cách chóng mặt.” Công ty của ông cũng đang tìm kiếm các đối tác sản xuất ô tô trong vài tháng tới.
Các nhà nghiên cứu của công ty đang tiến hành phát triển quy trình sản xuất dây chuyền cho loại pin mới cũng như họ đã từng áp dụng cho các loại pin trước đây để hạ giá thành một cách tối đa. Cho dù không thể hạ giá thành quá nhiều thì khả năng lưu trữ năng lượng rất cao của sản phẩm mới cũng hứa hẹn sự ủng hộ của người tiêu dùng.
Nhược điểm của loại pin này là khi hoạt động hết công suất nó chỉ đáp ứng được 250 chu kì nạp/xả. Trong khi đó, pin theo yêu cầu của ngành công nghiệp xe điện phải đáp ứng ít nhất là 3000 chu kì (gần 10 năm nếu mỗi ngày nạp và sử dụng một lần).
Phạm Hương