Thứ bảy, 04/01/2025 | 10:14 GMT+7

Kêu gọi phát triển năng lượng sinh học từ rác thải

20/09/2010

Tại một hội nghị năng lượng quốc tế đang diễn ra ở Montreal (Canada), các nhà khoa học đã kêu gọi phát triển năng lượng sinh học từ rác thải nhằm hỗ trợ cho nguồn cung về năng lượng đang ngày càng thiếu hụt. Các nhà khoa học cảnh báo rằng với mức độ sử dụng nhiên liệu của thế giới như hiện nay, dự trữ dầu mỏ, khí đốt sẽ chỉ đủ dùng trong khoảng vài thế kỷ nữa.

Tại một hội nghị năng lượng quốc tế đang diễn ra ở Montreal (Canada), các nhà khoa học đã kêu gọi phát triển năng lượng sinh học từ rác thải nhằm hỗ trợ cho nguồn cung về năng lượng đang ngày càng thiếu hụt. Các nhà khoa học cảnh báo rằng với mức độ sử dụng nhiên liệu của thế giới như hiện nay, dự trữ dầu mỏ, khí đốt sẽ chỉ đủ dùng trong khoảng vài thế kỷ nữa.


Trong tương lai loài người sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu nghiêm trọng nếu không tìm ra nguồn năng lượng mới để bổ sung, thay thế hoặc có các biện pháp tái sử dụng nhiên liệu. Tình trạng giá dầu mỏ và khí đốt ngày một tăng cao hiện nay đã khiến nhiều nước trên thế giới đã và đang phải chuyển dần từ sử dụng nhiên liệu hydrocacbon sang các nguồn thay thế khác.


avatar.aspx.jpg


Hiện nay, khoảng 30% nhu cầu năng lượng của thế giới được sử dụng từ nguồn năng lượng sức gió, năng lượng mặt trời và thủy điện. Một xu thế khác là sử dụng năng lượng sinh học, được sản xuất từ ngũ cốc và thực phẩm.


Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học phản đối việc sản xuất loại nhiên liệu này bởi vì trên thế giới hiện còn rất nhiều người đang bị đói, và đề xuất thay vì ngũ cốc, thực phẩm, có thể sử dụng bã thực vật hoặc phế liệu gỗ.


Khác với Mỹ và châu Âu, thường chế tạo nhiên liệu sinh học từ ngũ cốc, đường và hạt hướng dương, Nga nghiêng về sản xuất nhiên liệu sinh học “thế hệ hai,” đó là biobutanol được tạo từ các nguyên liệu như mạt cưa, than bùn, rơm, cành cây…


Phương pháp này không chỉ khuyến khích sử dụng thực phẩm theo đúng chức năng, mà còn giải quyết vấn đề tận dụng các phế liệu chưa tái chế. Các nhà khoa học tin rằng nhiên liệu sinh học được sản xuất từ mùn cưa và phế liệu thực phẩm để sử dụng cho ôtô sẽ trở thành phổ biến trong tương lai gần.


Hoàng Anh (theo greenoptimistic.com)