Thứ bảy, 23/11/2024 | 10:19 GMT+7

Triển vọng mới cho năng lượng mặt trời Mỹ

16/09/2010

Vào cuối năm 2009, Mỹ xếp thứ 4 về tổng năng suất điện mặt trời với 2,09 gigawatt được lắp đặt, theo Bloomberg New Energy Finance. Tuy nhiên, với việc năng suất lắp đặt tại Mỹ tăng với tốc độ nhanh hơn cả thị trường toàn cầu, quốc gia này có thể trở thành một thị trường mạnh hơn vào năm 2014.

Vào cuối năm 2009, Mỹ xếp thứ 4 về tổng năng suất điện mặt trời với 2,09 gigawatt được lắp đặt, theo Bloomberg New Energy Finance. Tuy nhiên, với việc năng suất lắp đặt tại Mỹ tăng với tốc độ nhanh hơn cả thị trường toàn cầu, quốc gia này có thể trở thành một thị trường mạnh hơn vào năm 2014. Đó là đánh giá của ông Larry Sherwood, chuyên gia phân tích tại Interstate Renewable Energy Council, tổ chức năng lượng của Mỹ.


Khoảng 23 gigawatt năng suất điện mặt trời đang được phát triển tại Mỹ, đủ cung cấp cho 4,4 triệu hộ, theo Hiệp hội Ngành Năng lượng Mặt trời Mỹ Solar Energy Industries Association (SEIA). Nhu cầu điện tạo ra từ năng lượng mặt trời tại Mỹ dự kiến sẽ tăng 75% vào năm 2011, so với năm 2010. Khoảng 1,5-2 gigawatt trong tổng công suất trên (trong đó chỉ riêng ở California là 1,36 gigawatt) dự kiến sẽ được lắp đặt trong năm 2011.


solar-energy.jpg


Trong khi châu Âu chủ yếu khuyến khích các hộ gia đình lắp đặt các tấm pin năng lượng trên các mái nhà, Mỹ lại tập trung vào các dự án tạo ra điện từ năng lượng mặt trời của các công ty điện lực lớn. Điều này có thể sẽ giúp Mỹ nhanh chóng bắt kịp các thị truờng năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới.


Cơ hội và thách thức


Tuy nhiên, một yếu tố có thể khiến cho các dự án trên gặp khó khăn, đó là việc các chính sách khuyến khích năng lượng xanh của Chính phủ Mỹ hết hạn. Đặc biệt là chương trình cấp vốn của Bộ Tài chính. Chương trình này đang tài trợ 30% chi phí của một dự án, miễn là việc lắp đặt được tiến hành vào cuối năm 2010.


SEIA và các tổ chức khác đang nỗ lực để vận động kéo dài thời hạn khởi công thêm 2 năm. Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính Thượng nghị viện Mỹ vẫn chưa cho biết khi nào sẽ bỏ phiếu chấp thuận kéo dài thời hạn của chương trình trên.


Mới đây, Chính phủ Mỹ cắt 3,5 tỉ USD từ Chương trình Đảm bảo Cho vay (6 tỉ USD) của Bộ Năng lượng để dành cho các chương trình khuyến khích khác. Đấy cũng là một yếu tố làm trì hoãn một số dự án trong ngành năng lượng mặt trời.

Thúy Hằng (theo Cleantechnica)