Thứ bảy, 23/11/2024 | 15:58 GMT+7
Để tấm pin có thể tự tẩy bụi, người ta đặt một loại vật liệu trong suốt và nhạy điện trên một tấm kính hoặc nhựa trong suốt bao phủ bề mặt của pin. Các thiết bị cảm biến sẽ đo lượng bụi bám trên bề mặt pin và khi chúng bám đến một lượng nhất định thì nó sẽ kích điện vào loại vật liệu đó, tạo ra một cú 'thổi' quét sạch lớp bụi đang bám trên bề mặt. Trong vòng 2 phút, nó sẽ tẩy được 90% lượng bụi bám trên các tấm pin và chỉsử dụng có một lượng rất nhỏ nguồn điện được tạo ra bởi chính tấm pin đó.
Theo giáo sư Malay, chỉ cần một lớp bụi nặng khoảng 4 gram đọng trên 0,84 mét
vuông pin thì hiệu quả sản xuất điện năng của chúng sẽ giảm đến 40%. Đặc biệt ở
những nơi như
Công nghệ này có thể được ứng dụng trên các tấm pin đủ kích cỡ và theo Malay thì đây là công nghệ duy nhất có thể tự tẩy bụi mà không cần dùng nước hay các cơ chế truyền động nào khác. Giáo sư Malay hiện đang làm việc tại Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia của Mỹ (NASA), đã cùng với các đồng nghiệp của mình phát triển loại pin năng lượng tự tẩy bụi dùng trong các sự mệnh trên Mặt Trăng và sao Hỏa, nơi có môi trường luôn khô và đầy bụi.
Thúy Hằng (theo Gizmag)