Thứ sáu, 22/11/2024 | 15:54 GMT+7

Tòa nhà thông minh nhất và sinh thái nhất hành tinh

16/08/2010

Chính phủ Đan Mạch đã trích ra 37 triệu cuaron (5,5 triệu euro) tài trợ cho dự án. Tòa nhà được lắp ráp bằng các pin mặt trời và điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo nhờ một hệ máy tính hiện đại nhất. Nhà được bật-tắt điện và sưởi ấm, đánh thức chủ nhà, và trước đó đã pha sẵn cà phê.

Chính phủ Đan Mạch đã trích ra 37 triệu cuaron (5,5 triệu euro) tài trợ cho dự án. Tòa nhà được lắp ráp bằng các pin mặt trời và điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo nhờ một hệ máy tính hiện đại nhất. Nhà được bật-tắt điện và sưởi ấm, đánh thức chủ nhà, và trước đó đã pha sẵn cà phê.

images2015252_green_lighthouse110810a3.jpg

Quan tâm đến bảo vệ Thiên nhiên và sinh thái là chương trình quốc gia cơ bản của Chính phủ Đan Mạch. Hàng năm, ngân sách nhà nước đều dành một nguồn kinh phí rất lớn cho các công nghệ mới.

Chẳng hạn, trong năm qua, khi Trường Đại học Copenhagen đề xuất xây dựng ngay trong thành phố một tòa nhà sinh thái nhất thì chỉ sau vài tuần đánh giá tính khả thi, Chính phủ đã cấp cho dự án này 37 triệu cuaron.

Tòa nhà mới tọa lạc tại trung tâm của Thủ đô, thu hút người qua lại bằng hình dạng độc đáo của nó: phần chủ yếu của các mặt của tòa nhà là những cửa sổ lớn. Cách thiết kế đó là phù hợp với công nghệ bảo vệ thiên nhiên. Nhờ các pin mặt trời, lắp trên tường và trên mái cũng như lớp lót bằng các tấm chất dẻo cacbon sẽ tích được một nguồn điện năng lớn hơn số điện cần thiết cho sinh hoạt của các hộ sống trong nhà.

images2015254_smarthome110810a2.jpg

Bà Lone Feiffer, Chủ nhiệm dự án Green Light House phát biểu: "Các thiết bị gom điện làm việc ngay cả khi trời mưa, nên tổng năng lượng thu được luôn luôn cao hơn rất nhiều so với nhu cầu, nên chúng tôi thừa điện để bán cho các nhà máy điện trong khu vực để hòa vào mạng điện chung”.

Theo lời bà, người sống trong tòa nhà này không phải làm gì: ngôi nhà được điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo nhờ một máy tính hiện đại nhất. Không khí quá khô, lập tức máy tạo các ion (ionizator) họat động. Trong nhà quá nóng, máy móc sẽ mở cửa sổ theo hướng gió, đón không khí vào phân phối trong toàn bộ tòa nhà, từ động điều chỉnh ánh sáng phù hợp với sinh lý của mắt và sưởi ấm khi cần. Thậm chí buổi sáng, nó biết đánh thức chủ nhân, pha sẵn cà phê để bạn chỉ việc mở “vòi cà phê” trong phòng khách chảy vào tách.

Bà Feiffer nhấn mạnh: "Ngôi nhà có một chương trình chiếu sáng đặc biệt. Các linh kiện điện tử gắn phía bên ngoài tường ở các hướng khác nhau tính được chuyển động của Mặt trời và ra lệnh cho máy tính sẽ đóng mở cửa sổ, để bên trong nhà luôn luôn giữ được một cường độ sáng nhất định”.

Tuy giới thiệu mọi tiện nghi mà ngôi nhà được trang bị, chủ nhân của dự án không tiết lộ giá thành. Bà Feiffer chỉ cho biết, việc thiết kế xây dựng tòa nhà này nhằm mục đích thực tế chứ không phải để trình diễn. Khoảng 10 năm sau, những ngôi nhà tương tự sẽ được xây dựng khắp nơi và trở thành những ngôi nhà thông dụng cho tất cả mọi người có thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, những người hoài nghi không đánh giá một cách lạc quan tương lai của dự án loại này. Ngôi nhà thông minh đầu tiên xuất hiện ở Mỹ và năm 1978 và cho tới nay chúng vẫn chỉ giới hạn trong một phạm vi nhỏ của những người giàu có.

Trong số các chủ nhân của những “ngôi nhà thông minh”, người ta thường nhắc đến ông chủ của Microsoft là Bill Gates, trị giá lên tới 53 triệu đôla, trong đó áp dụng các công nghệ điện tử với sự điều khiển của những máy tính cực kỳ phức tạp.

Chủ nhân của của những ngôi nhà thông minh có trang bị hệ thống điện tử không kém tiên tiến cũng được xây dựng ở Nhật. Họ không những tạo ra các máy móc thiết bị hết sức tiết kiệm năng lượng để làm mọi công việc gia đình, mà còn trang bị một “đặc sản” của Nhật là những cô ôsin robot phục vụ mọi việc trong gia đình, kể cả những robot biết nhận mặt chừng 30 người khách quen của chủ nhân và thực hiện khoảng 200 thao tác khác nhau.

Theo Vietnamnet