Cùng với triển vọng phát triển của xe điện, tương lai của máy bay điện hoàn toàn là điều có thể hình dung ra, với ưu thế vượt trội so với máy bay thông thường: thân thiện môi trường, yên tĩnh, hiệu suất cao...
Điểm đáng lưu tâm đầu tiên của máy bay điện là động cơ có hiệu suất cao hơn,
đáng tin cậy và yên tĩnh hơn nhiều so với những loại động cơ đốt trong hiện nay.
Những đặc tính này có thể mang lại một cuộc cách mạng trong cách mà chúng ta vẫn
du lịch trên bầu trời, đặc biệt là nếu các kỹ sư giải quyết được vài vấn đề kỹ
thuật nhỏ.
Chủ tịch của Tổ chức so sánh tính hiệu quả của chuyến bay
hàng không (CAFE), cơ quan độc lập chuyên thử nghiệm các chuyến bay, ông Brien
Seeley, cho biết: “Động cơ điện tốt hơn từ ba đến bốn lần so với động cơ đốt
trong việc điều khiển thiết bị đẩy máy bay. Độ tin cậy của nó cũng cao gấp 10 -
20 lần loại động cơ piston thông thường”. Trong khi đó, động cơ đốt trong chỉ có hiệu suất 18-23%, do phần còn lại bị
chuyển hóa thành nhiệt năng thì động cơ điện máy bay có hiệu suất cao (95%).
Điều này đồng nghĩa với việc, nhà sản xuất không cần phải thiết kế hệ thống làm
mát bằng khí như đối với động cơ đốt trong, một vấn đề lớn cần giải quyết của
máy bay.
Thêm nữa, nhờ hiệu quả tăng cao, máy điện sẽ ít ồn ào hơn máy
bay thông thường. Nhờ đó, nó có thể được sử dụng trong các chiến dịch quân sự bí
mật. Seeley nói: “Nhiều đối tác quân sự đã dành những khoản đầu tư rõ ràng
nhằm phát triển các phương tiện hàng không chạy điện”.
Ngoài ra, nó
dùng trong chuyên chở dân sự, khi mà nhiều khu vực, mọi người muốn di chuyển
bằng máy bay mà không muốn làm phiền những người dân xung quanh.
Một ưu
điểm của máy bay điện, giống như xe điện, đó là chúng thân thiện với môi trường
do không phát thải CO2 như máy bay thường. Chất lượng không khí đã bị
giảm sút lớn vì khói bụi, những thay đổi khí hậu toàn cầu, nên cần phải đặt ra
ưu tiên cho các phương tiện xanh.
"Gót chân Asin" của máy bay
điện
Điểm yếu quan trọng nhất hiện tại của máy bay điện là tuổi
thọ của pin. Về mặt kỹ thuật, máy bay điện cần trọng lượng nhẹ để có thể dễ dàng
cất cánh, thế nhưng với pin, nó cần số lượng lớn để có thể đủ năng lượng hành
trình. Vì vậy, các kỹ sư và các nhà khoa học vật liệu dang thí nghiệm cho máy
bay điện các thiết kế cũng như chất liệu cực nhẹ.
Seeley phát biểu:
“Chúng tôi đang kỳ vọng vào những thiết kế có tỷ lệ nâng-thả là 70:1, nhằm giảm
tối đa lượng nhiên liệu cần thiết cũng như kỹ thuật cấu trúc với vật liệu cac
bon siêu nhẹ. Mục tiêu của chúng tôi là đạt dung lượng pin tân tiến nhất để máy
bay có thể hành trình khoảng 160-320 km/chuyến bay. "
Công ty Nanosolar, có trụ sở tại San Jose (bang California, Mỹ) đang thử nghiệm
một loạt máy bay được trang bị các tấm pin mặt trời trên cánh. Điều này giúp cho
máy bay có khả năng tự nạp điện trong quá trình bay hoặc khi hạ cánh.
Seeley cũng cho hay, với những đột phá về công nghệ, nhất là trong lĩnh
vực nano, những giới hạn về sức chứa của pin sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, ông
không hy vọng, tất cả máy bay sẽ chuyển sang dùng động cơ điện. Đặc biệt đối với
lĩnh vực máy bay chiến đấu quân sự, vẫn phụ thuộc nhiều vào động cơ tên lửa nhằm
đảm bảo tính cơ động, khả năng bay lâu dài với nhiều hành khách…
Hoàn toàn có thể thành hiện thực
Seeley tin
tưởng vào tương lai rộng mở của máy bay điện với những ưu điểm của nó, đặc biệt
phù hợp với những hành trình nhỏ hơn hoặc bằng 400 km.
Ông giải thích:
“Chúng ta hãy xem xét đến những phương tiện hiện tại cho những cuộc hành
trình dưới 400 km. Với ô tô thông thường, vấn đề gặp phải đó là khả năng tắc
đường cao, nhất là ở những khu vực đông dân cư. Còn với máy bay, liệu bạn có cần
một phương tiện có vận tốc tới 840 km/h để có 400 km và bỏ qua nhiều cơ hội nhìn
ngắm nhiều thứ ven đường. Chính vì vậy, máy bay điện là lựa chọn lý tưởng, với
vận tốc hợp lý, khoảng 240 km/h”.
Bên cạnh đó, ưu điểm của máy bay
điện được phát huy: vì nó không gây nhiều tiếng ồn nên các trạm đáp máy bay có
thể xây dựng gần các điểm đến; khả năng cất cánh trong thời gian ngắn.
Trên thế giới, có nhiều dự án triển khai với máy bay điện. Công
ty Yunecc vừa xây dựng một nhà máy trên diện tích 78 km2 tại Trung Quốc nhằm xây
dựng một nhà máy sản xuất máy bay điện.
Tương lai của máy bay điện sẽ
không còn xa, cùng với sự tham gia của những công nghệ tiên tiến nhất, nhằm giải
quyết các yếu tố kỹ thuật về pin, khả năng chuyên chở, vật
liệu…
Công ty khởi nghiệp trung tâm dữ liệu có trụ sở tại Singapore, Sustainable Metal Cloud (SMC), đối tác của NVIDIA và Deloitte, đã ra mắt một hệ thống làm mát ngâm được cho là cắt giảm 50% mức tiêu thụ năng lượng và giảm 28% chi phí lắp đặt so với các hệ thống làm mát bằng chất lỏng truyền thống. Công ty hiện đang hoạt động tại Úc, Ấn Độ và Đức, và sắp tới có kế hoạch mở rộng sang thị trường châu Á.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển một vật liệu thông minh giúp nâng cao hiệu quả năng lượng làm mát không gian nhà ở. Vật liệu mới có tuổi thọ ước tính lên đến 60 năm và có chi phí thấp hơn so với vật liệu tương tự hiện có trên thị trường.
Loại vải mới do nhóm nghiên cứu Waterloo phát triển có thể chuyển đổi nhiệt độ cơ thể và năng lượng mặt trời thành điện, cho phép hoạt động liên tục mà không cần nguồn điện bên ngoài.
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc hóa dầu - Bộ Công Thương đã nghiên cứu thành công phụ gia ECOAL giúp tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua việc tiết giảm chi phí năng lượng và giảm phát thải khí ô nhiễm cho cho lò đốt trong công nghiệp sử dụng than.
Samsung ra mắt sản phẩm tủ lạnh mới có hiệu quả tiết kiệm năng lượng vượt trội so với các sản phẩm tủ lạnh trên thị trường. Sản phẩm có công nghệ máy nén biến tần AI, Đặc biệt, việc áp dụng Chế độ năng lượng AI của ứng dụng SmartThings giúp giảm thêm mức tiêu thụ năng lượng tới 10%.
Đề tài “Ứng dụng mô hình điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa” do Thạc sĩ Lê Xuân Hải - Trung tâm Thông tin và ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Sở KH-CN Khánh Hoà làm chủ nhiệm được đánh giá đã giải quyết bài toán tiết giảm điện năng tiêu thụ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể hóa mục tiêu giảm phát thải nhà kính về 0 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào các nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.