Thứ năm, 07/11/2024 | 17:41 GMT+7

Tăng tốc phong điện

05/07/2010

Trung Quốc cũng đã công bố các chương trình năng lượng xanh tham vọng. Cuối năm 2009, Trung Quốc thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy phong điện quy mô lớn ở tỉnh Cam Túc. Đây sẽ là nhà máy phong điện lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt 5GW vào cuối năm 2010, 12GW vào cuối năm 2015 và 20GW vào cuối năm 2020.

Theo thống kê của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu, mức điện năng tiêu thụ của toàn thế giới đã tăng từ 6.100 Megawatt (MW) trong năm 1996 lên 158.505 MW vào năm 2009. Trong đó châu Á chiếm tới 39.000 MW, tương đương ¼ sản lượng năng lượng điện toàn cầu cho thấy nhu cầu sử dụng điện ở khu vực này đang tăng rất cao. Việc phát triển phong điện đã được tiến hành tại châu Âu và Bắc Mỹ từ hàng chục năm qua châu Á tuy mới phát triển từ năm 2000 nhưng nay đã có những bước tiến lớn, trở thành khu vực dẫn đầu thế giới về sử dụng năng lượng gió.

images338416_d.jpg

Theo ông Stefan Gsanger, Tổng thư ký Hiệp hội năng lượng gió thế giới, châu Á đã trở thành nơi năng động nhất của thế giới về đầu tư năng lượng gió trong năm 2009. Hiện tại, khu vực này chiếm tới hơn 40% các turbine gió mới được lắp đặt, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc. Kết thúc năm 2009, Trung Quốc đã lắp đặt thêm nhiều hệ thống sản xuất điện từ gió và kỳ vọng năm nay sẽ đạt được 20 Gigawatt (GW). Sản lượng phong điện này sẽ giúp Trung Quốc qua mặt Tây Ban Nha để đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Mỹ đã thu được 25,2 GW năm 2008, chiếm 20,8% toàn thế giới, thời điểm đó Trung Quốc chỉ mới đạt 12,2 GW, trong khi Tây Ban Nha là 16,8 GW.

Trung Quốc cũng đã công bố các chương trình năng lượng xanh tham vọng. Cuối năm 2009, Trung Quốc thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy phong điện quy mô lớn ở tỉnh Cam Túc. Đây sẽ là nhà máy phong điện lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt 5GW vào cuối năm 2010, 12GW vào cuối năm 2015 và 20GW vào cuối năm 2020. Dự kiến, công suất lắp đặt của nhà máy này cuối cùng sẽ đạt 40GW. Dự án xây dựng nhà máy điện nói trên có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng trên 120 tỷ nhân dân tệ (19,6 tỷ USD).

Đây sẽ là một dự án quan trọng trong chiến lược “Phát triển miền Tây” của Trung Quốc sau tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng và một số dự án truyền tải điện, vận chuyển dầu mỏ và khí đốt Đông - Tây. Vài năm lại đây, ngành công nghiệp phong điện ở Trung quốc đã tăng mạnh, chủ yếu do các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Tới cuối năm 2008, hơn một chục công ty đã sản xuất ở quy mô thương mại các turbine phong điện ở Trung Quốc và thêm vài chục công ty khác sản xuất các linh kiện.

Trong nhiều năm, Trung Quốc và Ấn Độ đã bị phương Tây coi là trở ngại lớn cho các thỏa thuận quốc tế liên quan tới tình trạng thay đổi khí hậu. Trung Quốc bị xem là quốc gia thải nhiều khí nhà kính vào bầu khí quyển nhất thế giới và Ấn Độ đứng thứ 4. Nhưng giờ cả hai nước đã có những chương trình năng lượng xanh tham vọng. Ấn Độ hiện đã đặt mục tiêu tạo ra 10% điện năng từ nguồn năng lượng có thể tái tạo vào năm 2020 trong khi Trung Quốc đặt mục tiêu tới 20%. Theo ước tính của chính phủ Trung Quốc, nếu việc phát triển phong điện đạt kế hoạch đề ra, mỗi năm, nước này sẽ giảm thiểu khoảng 1,5 tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Phương Nam (Theo Bangkok Post, THX)