Thứ hai, 25/11/2024 | 08:42 GMT+7

Lớp vỏ không thấm nước cho các con tàu lấy ý tưởng từ cây dương xỉ

14/05/2010

Cây dương xỉ nước có những sợ lông nhỏ siêu chống thấm. Những đặc tính của chúng nếu được áp dụng vào thực tế cho những con tàu có thể giúp giảm 10% lượng nhiên liệu tiêu thụ do giảm mát sát.

Cây dương xỉ nước có những sợ lông nhỏ siêu chống thấm. Những đặc tính của chúng nếu được áp dụng vào thực tế cho những con tàu có thể giúp giảm 10% lượng nhiên liệu tiêu thụ do giảm mát sát.


Đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thực sự hiểu về cơ chế hoạt động của cây dương xỉ nước, nhưng một số nhà khoa học từ trường đại học Bonn, Rostock và Karlsruhe đã nêu ra chính xác cơ chế này trên tạp chí Advanced Materials.


ship.jpg


Họ đã sử dụng loại dương xỉ salvinia molesta, một loại cây cực kỳ chống thấm. Áp dụng đặc tính này sẽ giúp các bộ đồ bơi khô rất nhanh và các con tàu sẽ hoạt động rất hiệu quả. Salvinia molesta được bảo quanh bới một lớp không khí, ngăn không cho chúng tiếp xúc với nước. Và hiệu quả kéo dài trong vài tuần.


Vật liệu chống thấm đã được khám phá ra từ lâu, nhưng đặc tính của chúng không kéo dài đến vậy, chưa kể đến việc áp dụng cho những con tàu có những chuyến đi kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Vật liệu chống thấm tốt nhất cũng chỉ ổn định được trong vài giờ. Thử thách đặt ra là làm các vât liệu này có thể hoạt động lâu như cây dương xỉ nước.


Người ta khám phá ra rằng, cây dương xỉ nước dùng những sợi lông nhỏ trên bề mặt của lá để đẩy và giữ nước ở một khoảng cách xa. Và đó chưa phải là tất cả. Giáo sư Wilhelm Barthlott của trường đại học Bonn giải thích: “Chúng tôi phát hiện ra thực chất những sợi lông này lại rất hút nước. Chúng đâm sâu vào vùng chất lỏng xung quanh và giữ nước ở một khoảng cách nhất định với thân cây. Nhờ đó, lớp không khí bên dưới không bị thoát ra bên ngoài.”


Ông còn dự đoán rằng, được ví như những thiết bị ngốn nhiều nhiên liệu nhất, những con tàu có thể tạo ra sự khác biệt trong việc tiết kiêm nhiên liệu nếu như chúng được “điều chỉnh” để hoạt động hiệu quả hơn. “Có thể tiết kiệm được 1% lượng nhiên liệu tiêu thụ trên toàn cầu theo cách này”, ông nói thêm.


Minh Đức theo reenoptimistic.com