Nhật Bản đã trở thành “người chơi” chính trên sân chơi vũ trụ trong những năm gần đây. Năm 2008, Nhật Bản đã lắp đặt một phòng thí nghiệm trị giá 1,5 tỷ USD trên ISS. Cơ quan này đã đề nghị Chính phủ Nhật Bản gửi một chú robot lên mặt trăng trong 5 năm tới và xây dựng trạm mặt trăng đầu tiên trên thế giới vào năm 2020.
Một chiếc “du thuyền” vũ trụ hoạt động nhờ các phần tử mặt
trời tụ lại trên bề mặt hình chiếc diều sẽ được phóng lên vũ trụ vào ngày 18/5
tới.
Tên lửa mang theo chiếc tàu đặc biệt có tên Ikaros của Nhật Bản này sẽ rời bệ
phóng từ trung tâm Vũ trụ Tanegashima. Khi đã ra ngoài không gian, “chiếc kén”
hình trụ sẽ rời khỏi tên lửa, quay tròn 20 lần một phút. Sự vận động này sẽ
giúp mở rộng phần cánh buồm dài 14 m và mảnh hơn cả một sợi tóc người.
Chiếc tàu hình vuông này được trang bị các màng tế bào năng lượng mặt trời rất
mỏng và sẽ sử dụng điện trở do năng lượng mặt trời tạo ra, giống như thuyền buồm
đi trên biển dựa vào sức gió. Cơ chế này sẽ cung cấp đủ sức mạnh giúp tàu đi lại
và chuyển hướng dễ dàng.
Tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng mặt trời có những cánh buồm
hình vuông.
Yuichi Tsuda, chuyên gia Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản, cho biết:
“Đây là công nghệ lai ghép giữa điện năng và áp suất. Cánh buồm mặt trời là
công nghệ di chuyển trên vũ trụ mà không cần đến nhiên liệu nếu chúng ta có ánh
sáng mặt trời. Điện năng sẵn có cho phép chúng ta lái tàu đi xa hơn và có hiệu
quả hơn trong hệ mặt trời”.
Các nhà khoa học sẽ điều khiển Ikaros bằng cách thay đổi góc độ mà các phân tử
mặt trời đi ra khỏi phạm vi của những cánh buồm màu bạc. Trong 6 tháng hoạt động,
tàu vũ trụ Ikaros sẽ hướng tới hành tinh “chị em” của trái đất là sao Kim. Nếu
thành công, các nhà khoa học sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ xa hơn tới “người
khổng lồ đỏ”, sao Mộc và Trojan, sử dụng những cánh buồm có kích thước gấp đôi
của Ikaros.
Sơ đồ đường đi của Ikaros.
Với trị giá 52 triệu USD, Ikaros là tàu vũ trụ đầu tiên sử dụng
công nghệ năng lượng mặt trời để tiến sâu vào không gian. Những thí nghiệm trước
đó mới chỉ dừng lại ở các quỹ đạo xung quanh trái đất.
Người phát ngôn của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản, nhận định: “Đây là tàu vũ trụ cánh
buồm chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới, kết hợp cả lực đẩy
photon và tích tụ năng lượng qua màn mỏng trong quá trình đi xuyên hành tinh”.
Ikaros sẽ hoạt động bằng cơ chế chuyển động quay.
Nhật Bản đã trở thành “người chơi” chính trên sân chơi vũ trụ trong những năm gần
đây. Năm 2008, Nhật Bản đã lắp đặt một phòng thí nghiệm trị giá 1,5 tỷ USD trên
ISS. Cơ quan này đã đề nghị Chính phủ Nhật Bản gửi một chú robot lên mặt trăng
trong 5 năm tới và xây dựng trạm mặt trăng đầu tiên trên thế giới vào năm 2020.
Theo kế hoạch, nhiệm vụ của robot bao gồm lắp đặt một dụng cụ quan sát, thu thập
các mẫu địa chất và gửi dữ liệu về trái đất. Robot cũng lắp đặt các tấm pin mặt
trời để tạo năng lượng. Công việc này có thể khiến Nhật Bản tốn tới hơn 1,5 tỷ
USD trong 10 năm tới.
Tiêu chuẩn ISO 50001 được xây dựng giúp các tổ chức có thể tích hợp việc quản lý và cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng vào hệ thống quản lý của mình. Trong đó, áp dụng ISO 50001 tại doanh nghiệp cần thực hiện qua 5 bước cơ bản.
Nhóm sinh viên của khoa công nghệ điện tử, Trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã chế tạo thành công thiết bị chuyển năng lượng từ bước chân thành điện.
Cơ sở mới dự kiến sẽ giảm chi phí sản xuất khoảng 150 đô la/ tấn thép lỏng được sản xuất, hoặc tiết kiệm 450 triệu đô hàng năm so với cấu hình hiện tại. Khoản tiết kiệm này không tính đến bất kỳ khoản phí bảo hiểm nào dự kiến sẽ phát sinh từ việc bán thép cacbon thấp, chẳng hạn như Cliffs H2 và Cliffs HMAX.
HR Bank có thể tạo ra từ 50 đến 300Wh điện bằng cách đạp như một chiếc xe đạp tập thể dục thông thường. Năng lượng này được lưu trữ trong một cục pin 2kWh - gần bằng lượng điện cần thiết để duy trì ánh sáng trong 1 tuần.
Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý năng lượng theo ISO 50001, hoạt động tiết kiệm năng lượng sẽ được tích hợp vào hệ thống quản lý của các doanh nghiệp công nghiệp để đẩy nhanh việc áp dụng các cách thức thực hành tốt nhất về hiệu quả năng lượng bền vững, giúp cải thiện độ ổn định của hoạt động sản xuất công nghiệp và tăng năng suất.
Nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo trong bảo trì tiên đoán đã giúp Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông nâng cao hiệu quả vận hành khai thác và tiết kiệm năng lượng.
Được hỗ trợ bởi vật lý lượng tử và học máy, các nhà nghiên cứu đã phát triển một lớp phủ kính trong suốt cho phép ánh sáng đi vào nhưng ngăn chặn tia cực tím và tia hồng ngoại sinh nhiệt. Lớp phủ không chỉ làm giảm nhiệt độ phòng mà còn giảm mức tiêu thụ năng lượng liên quan đến làm mát, bất kể thời điểm và thời tiết.