Thứ bảy, 23/11/2024 | 12:08 GMT+7
Báo cáo mới đây của Hiệp hội ngành năng lượng mặt trời Hoa Kỳ
SEIA cho biết ngành này đang tăng trưởng đều đặn và
Trong khi đó, doanh thu của ngành trên toàn quốc tăng 36% so với năm 2008 và tổng sản lượng điện tăng 5% lên trên mức 2 GW. Trong năm 2009, ngành này đã giải quyết 10000 việc làm cho các lao động trực tiếp.
Doanh thu điện mặt trời tại Mỹ tăng vọt trong năm 2009
Năm 2008, sản lượng quang điện tăng 84% và giảm xuống còn 38% trong năm 2009. Sản lượng quang điện của hộ gia đình tăng từ 78 MW lên 156 MW trong năm 2008 nhưng lượng quang điện dùng cho mục đích thương mại lại tăng chậm. Tỷ lệ sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời tăng 10% trong khi thị trường thiết bị đun nóng hồ bơi giảm với một tỷ lệ tương tự.
Ngành năng lượng mặt trời vẫn được tài trợ ổn định với số vốn đầu tư trọng điểm lên tới 1,4 tỷ đôla trong năm 2009. Chính phủ cũng có một số chính sách ưu đãi như giảm thuế cho vốn đầu tư vào năng lượng mặt trời, chương trình hỗ trợ vốn cho dự án năng lượng sạch trị giá 3 tỷ đôla, thuê địa điểm của bên thứ ba để sản xuất điện mặt trời, …
Giám đốc điều hành Hiệp hội, Rhone Resch cho rằng: “Điện mặt trời tăng trưởng không chỉ nhờ các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính quyền bang và liên bang mà còn do sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh điện mới và giá điện mặt trời đang giảm. Nhiều khách hàng cho rằng đây là lúc thích hợp nhất để sử dụng năng lượng mặt trời.”
Tuy nhiên ngành năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ vẫn đi sau các nước Đức và Nhật Bản về sản lượng và lắp đặt mới. Đức giữ chức vô địch với 3000 MW công suất lắp đặt mới trong năm 2009 và có tổng sản lượng điện mặt trời lên tới 8877 MW.
Trong khi điện mặt trời chỉ chiếm ít hơn 1% nguồn cung điện
của Hoa Kỳ, nước này cũng để mất vị trị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất quang
điện. Mặc dù giá thành các thiết bị tạo quang điện đã giảm 40% kể từ giữa năm
2008 xuống còn 1,85 -2,25 đôla/ watt thì chi phí lắp đặt trung bình mà mỗi
khách hàng phải chịu chỉ giảm khoảng 10%.
Hồng Nhung (theo latimes.com)