Thứ bảy, 23/11/2024 | 03:28 GMT+7
Núi lửa Merapi tại
Nhưng đến nay, chỉ một phần rất nhỏ tiềm năng này được khai thác. Do đó, chính phủ đang kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà đầu tư cá nhân, Ngân hàng thế giới và các đối tác như Nhật, Mỹ để tận dụng triệt để nguồn năng lượng này.
Theo ông Surya Darma, Chủ tịch hiệp hội địa nhiệt, thì mục
tiêu sản xuất 40.000MW điện từ nguồn địa nhiệt vào năm 2014 thực sự là một thử
thách. Một trong những trở ngại lớn nhất là chi phí.
Nhưng một khi đã được xây dựng, những nhà máy địa nhiệt như
nhà máy ở Kamojang, Java, xây năm 1982 có thể chuyển hóa nguồn nhiệt năng vô
hạn của núi lửa thành điện với tổng chi phí và mức độ ô nhiểm thấp hơn than.
Chính phủ Indonesia sẽ công bố kế hoạch này tại lễ khai mạc Hội nghị Địa nhiệt thế giới tổ chức ngày Chủ nhật trên đảo Bali, với sự tham gia của 2000 đại biểu đến từ hơn 80 nước trên thế giới.
Theo nhà phân tích năng lượng Herman Darnel Ibrahim, để sản xuất 4000MW điện cần kinh phí 12 tỷ đô la, thăm dò thực địa mất 3-5 năm, nghiên cứu tính khả thi mất 1 năm và xây dựng nhà máy sẽ mất thêm 3 năm.
Mặc dù có lợi thế về nguồn nhiệt năng, nhưng Indonesia vẫn
xếp sau Mỹ và Philipin trong sản xuất địa nhiệt. Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam
Á mới chỉ khai thác được 7 trong tổng số hơn 250 mỏ địa nhiệt hiện có. Indonesia
với 234 triệu dân là một trong 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới nhưng
mới chỉ có 65% dân số được tiếp cận với điện.
Bản đồ các núi lửa của Indonesia
Thông qua một kế hoạch gồm 2 bước: cung cấp thêm 10.000MW điện vào năm 2012, chủ yếu từ than và thêm 10.000MW điện nữa vào năm 2014 bằng nguồn địa nhiệt, chính phủ đặt mục tiêu sẽ có 90% dân số tiếp cận với điện vào cuối thập kỷ.
Cam kết cắt giảm 26% lượng khí thải vào năm 2020 của Tổng thổng Susilo Bambang Yudhoyono cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển địa nhiệt.
Các công ty liên doanh của Mỹ, Nhật và Indonesia đã hợp tác với công ty điện lực quốc gia Perusahaan Listrik Negara trong dự án 340MW điện trên đảo Sumatra. Sarulla sẽ là nhà máy địa nhiệt lớn thứ 2 ở Indonesia, sau nhà máy Wayang Windu ở Tây Java.
Đại sứ Mỹ Cameron Hume phát biểu trên một tờ báo địa phương: “Dự án Sarulla là một minh chứng hoàn hảo cho thấy Indonesia có thể tận dụng triệt để nguồn năng lượng sạch của mình nếu hợp tác với các công ty quốc tế.”
ưMột vài công ty như Tata và Chevron đã đấu thầu để xây thêm 1 nhà máy địa nhiệt nữa ở Bắc Sumatra với công suất 200MW.