Năng lượng mặt trời ở Ontario: sánh ngang năng lượng nguyên tử
25/04/2010
Nhóm nghiên cứu ứng dụng bền vững của Đại học Queen, thành phố Kingston, Canada, đã công bố hai nghiên cứu khẳng định rằng năng Đông nam Ontario có nguồn năng lượng mặt trời rất dồi dào. Nhưng dồi dào đến mức nào? Câu trả lời khiến nhiều người không thể tin được: Đông nam Ontario có thể sản sinh ra mức năng lượng bằng tất cả các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ cộng lại!
Nhóm nghiên cứu ứng dụng bền vững của Đại học Queen, thành
phố Kingston, Canada, đã công bố hai nghiên cứu khẳng định rằng năng Đông nam
Ontario có nguồn năng lượng mặt trời rất dồi dào. Nhưng dồi dào đến mức nào?
Câu trả lời khiến nhiều người không thể tin được: Đông nam Ontario có thể sản sinh ra mức năng lượng
bằng tất cả các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ cộng lại! Giáo sư Joshua Pearce,
khoa công nghệ cơ khí của đại học Queen, là người đầu tiên tìm ra tiềm năng
đáng kinh ngạc của năng lượng mặt trời ở vùng này. Ông nói: “Một con số khổng
lồ. Từ giờ, mọi người sẽ không thể xem thường sức mạnh của năng lượng mặt trời
nữa.” Ông cũng thực sự ngạc nhiên về số giga watt điện có thể được sản xuất.
Đông nam Ontario
có thể sản sinh ra mức năng lượng
bằng tất cả các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ cộng lại!
Những nhà nghiên cứu của trường đại học ở Kingston, Ontario
đang xem xét khả năng đặt các tấm pin mặt trời trên các nóc nhà và những khu
vực không có lợi ích kinh tế để từ đó sản xuất một lượng năng lượng mặt trời
cực lớn. 365.000 hecta đất ở Đông nam Ontario thích hợp cho các trang trại năng
lượng mặt trời đã được đánh dấu, chiếm khoảng 7,6% trong số 480.000 km2 đất
giữa Toronto, Ottawa và biên giới Qubec-Ontario.
Số gigawatt năng lượng mặt trời có thể sản xuất được là rất nhiều
nhưng giáo sư Pearce vẫn khẳng định: “Những con số là khá ấn tượng nhưng chúng
tôi vẫn thận trọng. Riêng Ontario
đã có thể sản xuất 95 gigawatt điện, điều đó cho thấy tiềm năng thực sự rất lớn.”
Theo một nghiên cứu, chỉ cần một vài mái nhà ở Đông nam
Ontario được lắp pin mặt trời sẽ có thể sản xuất 5 gigawatt điện, hoặc 5% toàn
bộ điện năng ở Ontario. Nghiên cứu này tập trung vào sự đổ bóng và hướng của
những mái nhà.
Giáo sư Pearce nói rõ thêm quan điểm của mình: “Tất cả các
nhà máy than ở Ontario
chỉ sản xuất được 6 gigawatt điện. Không phải lúc nào cũng có ánh sáng mặt
trời, nên nếu kết hợp năng lượng mặt trời với các nguồn năng lượng khác như
gió, nước và năng lượng sinh học, Đông nam Ontario có thể dễ dàng tự đáp ứng nhu cầu về
năng lượng.”
Canada
là một đất nước rộng lớn và có nhiều đất liền. Nếu diện tích đất đó được tận
dụng để sản xuất năng lượng mặt trời, nó có thể sản sinh một khối lượng đáng kể
năng lượng sạch. Nghiên cứu thứ hai sẽ được công bố trên số tháng 5 của tập san
Solar Energy. Nghiên cứu này tập trung vào những khu vực đất cằn cỗi nằm gần hệ
thống đường dây điện. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận, khu vực này có thể sản
xuất 90 gigawatt điện.
Chính phủ Canada
đã đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi thuế nhằm tạo điều kiện cho việc
phát
triển năng lượng sạch.
Giáo sư Pearcs khẳng định: “Năng lượng nguyên tử của Mỹ có
thể sản xuất 100 gigawatt. Chúng tôi có thể sản xuất 90 gigawatt trên những
vùng đất cằn cỗi chỉ với năng lượng mặt trời trong một khu vực nhỏ, đây là điều
không thể xem nhẹ.”
Các nhà nghiên cứu đã xác định 25 triệu m2 mái nhà có hướng
nam và không bị khuất mặt trời ở Đông nam Ontario thích hợp để lắp pin mặt trời. Nếu
những những tấm pin hiệu suất cao được gắn trên những mái nhà này, chúng có thể
cung cấp 24% nhu cầu tối đa về điện ở Ontario,
và 157% nhu cầu điện ở Đông nam Ontario.
Giáo sư Pearce đang cố tạo điều kiện cho năng lượng mặt
trời. Ông đã trình bày những nghiên cứu với các nhà hoạch định chính sách, đồng
thời tìm kiếm những địa điểm có thể làm trang trại năng lượng mặt trời cho các
nhà phát triển.
Chính phủ Canada
đã đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi thuế nhằm tạo điều kiện cho việc phát
triển năng lượng sạch. Những ưu đãi này đã thúc đẩy các công ty năng lượng mặt
trời mở các trụ sở tại đây. Nếu một hoặc hai công ty năng lượng mặt danh tiếng
trời xây dựng các nhà máy ở Canada,
sẽ có thêm nhiều công ty khác tham gia và điều này sẽ tạo ra hàng nghìn việc
làm.
Công ty khởi nghiệp trung tâm dữ liệu có trụ sở tại Singapore, Sustainable Metal Cloud (SMC), đối tác của NVIDIA và Deloitte, đã ra mắt một hệ thống làm mát ngâm được cho là cắt giảm 50% mức tiêu thụ năng lượng và giảm 28% chi phí lắp đặt so với các hệ thống làm mát bằng chất lỏng truyền thống. Công ty hiện đang hoạt động tại Úc, Ấn Độ và Đức, và sắp tới có kế hoạch mở rộng sang thị trường châu Á.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển một vật liệu thông minh giúp nâng cao hiệu quả năng lượng làm mát không gian nhà ở. Vật liệu mới có tuổi thọ ước tính lên đến 60 năm và có chi phí thấp hơn so với vật liệu tương tự hiện có trên thị trường.
Loại vải mới do nhóm nghiên cứu Waterloo phát triển có thể chuyển đổi nhiệt độ cơ thể và năng lượng mặt trời thành điện, cho phép hoạt động liên tục mà không cần nguồn điện bên ngoài.
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc hóa dầu - Bộ Công Thương đã nghiên cứu thành công phụ gia ECOAL giúp tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua việc tiết giảm chi phí năng lượng và giảm phát thải khí ô nhiễm cho cho lò đốt trong công nghiệp sử dụng than.
Samsung ra mắt sản phẩm tủ lạnh mới có hiệu quả tiết kiệm năng lượng vượt trội so với các sản phẩm tủ lạnh trên thị trường. Sản phẩm có công nghệ máy nén biến tần AI, Đặc biệt, việc áp dụng Chế độ năng lượng AI của ứng dụng SmartThings giúp giảm thêm mức tiêu thụ năng lượng tới 10%.
Đề tài “Ứng dụng mô hình điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa” do Thạc sĩ Lê Xuân Hải - Trung tâm Thông tin và ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Sở KH-CN Khánh Hoà làm chủ nhiệm được đánh giá đã giải quyết bài toán tiết giảm điện năng tiêu thụ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể hóa mục tiêu giảm phát thải nhà kính về 0 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào các nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.