Thứ bảy, 23/11/2024 | 08:40 GMT+7

Biobutanol sản xuất từ gỗ thông

11/04/2010

Gần một nửa trong số 2 triệu hecta rừng thông ở bang Colorado đã bị bọ thông núi tàn phá. Ngoài ra, hàng chục triệu hecta rừng thông vân sam và ponderosa dọc miền tây nước Mỹ và Canada cũng bị ảnh hưởng, riêng bang British Columbia là 16 triệu hecta. Từ Canada tới biên giới Mexico, những khu rừng chịu ảnh hưởng của bọ thông trở nên gần như vô dụng và có nguy cơ cháy rừng rất cao

Tuần này, Cobalt Technologies tuyên bố đã tạo được bước đột phá trong việc sản xuất biobutanol từ gỗ cây thông vân sam đã bị bọ ăn. Cobalt khẳng định họ là công ty đầu tiên tìm ra nhiên liệu thay thế cho dầu lửa và các chất hóa dầu từ loại gỗ thông này.

 

Tiến sĩ Rick Wilson, giám đốc điều hành của Cobalt Technologies, cho biết: “Với bước đột phá này, chúng tôi đã tìm thấy cơ hội một trong một vấn đề nan giải. Gỗ từ các cây bị bọ ăn có thể dùng để sản xuất ra các chất hóa học và các loại nhiên liệu với hàm lượng carbon thấp, đặt nền móng cho nền công nghiệp tinh luyện sinh học và tạo ra việc làm, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Chỉ cần khai thác một nửa diện tích 920.000 hecta  ở Colorado, chúng tôi có thể sản xuất hơn 2 tỷ gallon biobutanol, đủ để tạo ra một lượng khí đốt đủ dùng trong 6 năm.”

 

122910953_053768d6b7.jpg


Cobalt Technologies đã tim ra công nghệ  trong việc sản xuất biobutanol từ gỗ cây thông vân sam vốn bỏ đi khi bị sâu ăn hỏng


Cobalt Technologies đã hợp tác với trường đại học bang Colorado để tiến hành thử nghiệm hỗn hợp khí đốt butanol. Cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra ở phòng thí nghiệm của trường dưới sự bảo hộ của Trung tâm phát triển năng lượng sinh học.

 

Gần một nửa trong số 2 triệu hecta rừng thông ở bang Colorado đã bị bọ thông núi tàn phá. Ngoài ra, hàng chục triệu hecta rừng thông vân sam và ponderosa dọc miền tây nước Mỹ và Canada cũng bị ảnh hưởng, riêng bang British Columbia là 16 triệu hecta. Từ Canada tới biên giới Mexico, những khu rừng chịu ảnh hưởng của bọ thông trở nên gần như vô dụng và có nguy cơ cháy rừng rất cao.

 

Ken Reardon, giảng viên khoa Công nghệ sinh hóa của trường đại học bang Colorado cho biết: “Rõ ràng đây là một bước tiến lớn trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ gỗ. Biến gỗ thông đã bị bọ ăn thành nhiên liệu sinh học là quá trình cực kỳ khó khăn. Nếu Cobalt thành công, họ có thể biến bất cứ nguyên liệu nào thành nhiên liệu sinh học.”

 

Minh Đức theo (RenewableEnergyWorld.com)