Thứ năm, 07/11/2024 | 19:51 GMT+7

Trung Quốc vượt Mỹ về đầu tư năng lượng sạch

29/03/2010

Theo một thống kế mới đây, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ trong năm 2009, trở thành nước dành nhiều đầu tư nhất cho công nghệ sử dụng năng lượng sạch.

Theo một thống kế mới đây, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ trong năm 2009, trở thành nước dành nhiều đầu tư nhất cho công nghệ sử dụng năng lượng sạch.

 

Theo nghiên cứu của Quỹ Pew Charitable Trusts, trong năm 2009 tổng mức đầu tư của Trung Quốc vào năng lượng sạch là 34,6 tỷ USD, tương đương 23,2 tỷ bảng Anh, gấp đôi con số này của Mỹ. Anh đứng ở vị trí thứ 3 trong số các nước G20, theo sau đó là Tây Ban Nha và Braxin. Năm năm qua cũng đã chứng kiến sự tăng tốc vượt bậc của Hàn Quốc với tỷ lệ tăng trưởng công suất lắp đặt lên đến 250% trong 5 năm.

 

nangluong sach03.jpg


Những dự án như trang trại gió Cầu Donghai, Thượng Hải đã đưa Trung Quốc lên vị thế dẫn đầu

Cũng theo nghiên cứu này của Pew, tổng mức đầu tư trên toàn thế giới đã tăng gấp hơn 2 lần trong 5 năm qua, và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây cũng không thể làm con số này suy giảm mạnh.

 

Theo bà Phyllis Cuttino, giám đốc của Chiến dịch Thay đổi khí hậu của Pew: "Ngay cả khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra thì ngành năng lượng sạch vẫn chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Các quốc gia đang cố gắng giành lợi thế trong cuộc đua này. Quốc gia nào cũng nhận thấy rằng đầu tư năng lượng sạch có thể đổi mới cơ sở sản xuất , tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu cũng như việc làm và các kinh doanh mới." 

 

Hiện nay, mặc dù Mỹ vẫn đứng đầu về tổng khối lượng công suất lắp đặt, nhưng nếu tốc độ trên vẫn  được duy trì thì chỉ trong năm 2010 vị trí đứng đầu về năng lượng sạch sẽ thuộc về Trung Quốc

 

Một quốc gia luôn đa dạng hóa

 

Với năng lượng gió sản sinh ra, Trung Quốc sẽ vượt kế hoạch 30 GW công suất lắp đặt năng lượng tái tạo tới năm 2020, hiện mục tiêu tiếp theo đang được tính toán. 

 

nangluong sach06.jpgNhận định về vấn đề này, ông Steve Sawyer, Tổng thư ký GWEC – Hội đồng năng lượng gió toàn cầu cho biết: "Chính phủ Trung Quốc đã có một quyết định chiến lược khi đưa mục tiêu đa dạng hóa nguồn năng lượng trở thành ưu tiên quốc gia. "Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất pin quang điện mặt trời, và không đâu có nhiều tuabin gió như ở Trung Quốc."

 

Tuy vậy, tốc độ tiêu hao nhiên liệu hóa thạch của Trung Quốc tăng nhanh đáng kể. Hiện nay, năng lượng sạch mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn năng lượng của quốc gia này, trong khi đó mục tiêu nói chung tới năm 2020 của Trung Quốc là 15% tổng nguồn năng lượng.

 

Năng lượng gió chiếm một phần quan trọng ở hầu hết các quốc gia có tỷ lệ đầu tư cho năng lượng sạch cao, trừ các nước như Tây Ban Nha, Đức, Ý thì năng lượng Mặt trời vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Trong khoảng từ năm 2008 đến 2009, mức đầu tư của Mỹ đã giảm 40%. Theo bà Cuttino "Trong nền kinh tế năng lượng sạch đang nổi lên hiện nay thì vị thế cạnh tranh của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng".

 

nangluong sach02.jpgĐối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, Tây Ban Nha đã phải cắt giảm mức đầu tư cho năng lượng sạch sau nhiều năm tăng trưởng liên tục trong nỗ lực giảm lượng khí thải ra do hiệu ứng nhà kính theo như Hiệp định thư Kyoto đã ký.

 

Nghiên cứu của Pew cũng chú ý rằng vị trí thứ ba của Anh đạt được chính nhờ những hợp đồng lớn về năng lượng gió của chính phủ và Anh cũng hiện đang là nước đi đầu về đầu tư năng lượng biển.

 

Nghiên cứu trên của Pew dựa trên cơ sở dữ liệu của Công ty tư vấn và phân tích tài chính quốc tế Bloomberg New Energy Finance.

 

Phương Anh (Theo Richard Black, BBC)