Thứ bảy, 23/11/2024 | 21:37 GMT+7
“Nếu mọi thứ đều đi vào chế độ “ngủ”, hệ thống sẽ không bao giờ được đánh thức nữa”, Otis cho biết.
Để giải quyết vấn đề này, đội của Otis đã chế tạo một chiếc đồng hồ hoạt động liên tục ở điện áp 350mV chỉ với 1nnW năng lượng, khoảng 1 phần ngàn năng lượng cần cho một chiếc đồng hồ đeo tay. Chiếc đồng hồ năng lượng thấp này cứ 2 giây lại tạo ra một xung điện, cho phép đánh thức hệ thống theo chu kỳ.
Hiện tượng “năng lượng cây” khác hẳn với năng lượng từ khoai tây hay chanh. Với chanh hay khoai tây, 2 điện cực được làm từ 2 kim loại khác nhau phản ứng với với thức ăn để tạo ra một hiệu điện thế tiềm năng và kết quả là sinh ra một dòng điện.
“Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã sử dụng cùng một loại kim loại cho cả 2 điện cực”, Parviz cho biết.
“Năng lượng cây” không có khả năng thay thế năng lượng mặt trời đang được ứng dụng rộng rãi, Parviz thừa nhận. Nhưng hệ thống này có thể cung cấp một ý tưởng chi phí thấp cho thiết bị cảm biến hoạt động nhờ năng lượng cây cối, có thể được sử dụng để giám sát điều kiện môi trường hay cảnh báo sớm đám cháy rừng. Điện năng thu được cũng có thể sử dụng để đánh giá tình trạng “sức khỏe” của cây.
“Không thể xác định một cách chắc chắn điện áp thu được từ thân cây đến từ đâu. Nhưng dường như có một vài tín hiệu trong những cái cây tương tự như trong cơ thể con người nhưng với tốc độ chậm hơn”, Parviz cho biết.
“Tôi rất quan tâm đến việc áp dụng kết quả công trình nghiên cứu của chúng tôi như là một cách để khám phá những gì đang diễn ra trong một cái cây. Khi bạn đi khám bác sĩ, điều đầu tiên mà họ đo là mạch đập. Chúng ta thật sự không biết điều tương tự có thể xảy ra với những cái cây không”.
Tham gia công trình nghiên cứu trên còn có Eric Carlson và Ryan Ricchiuti của ĐH Washington. Nghiên cứu sẽ được Quỹ Khoa học Quốc gia tài trợ một phần chi phí.
(Nguồn: vietnamnet.vn)