Để tận dụng lực đè của các phương tiện cơ giới, một công ty tại Israel đã chế tạo hệ thống phát điện dành cho đường phố và xa lộ.
Tinh thể áp điện là loại tinh thể tạo ra dòng điện khi bị nén và chúng cũng tự nén khi có dòng điện chạy qua. Nếu chúng ta đặt các tinh thể áp điện dưới lớp nhựa của một con đường, chúng sẽ tạo ra dòng điện khi phương tiện cơ giới đi qua. Nếu đặt hàng triệu tinh thể áp điện dưới mặt đường, chúng sẽ tạo ra lượng điện năng lớn. Nguồn điện năng này có thể được đưa vào lưới điện hoặc kết nối với hệ thống chiếu sáng và sưởi ấm.
Innowattech, một công ty của Israel, cho biết họ sẽ cho ra mắt đường sản xuất điện đầu tiên trên thế giới, có chiều dài 100 mét trong vài tuần nữa. Công ty này cũng sẽ phát triển hệ thống sản xuất điện cho đường ray và vỉa hè di động ở các sân bay. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu ý tưởng của Innowattech được áp dụng trên khắp nước Anh, nó có thể tạo ra một lượng điện năng đủ để cấp cho gần 35.000 xe hơi loại nhỏ.
Năm ngoái các nhà khoa học Mỹ từng trình diễn thử nghiệm tại một ga tàu hỏa ở thành phố Turin (bang New York) để chứng minh rằng lực giẫm chân của con người có thể tạo ra điện. Họ đặt nhiều tấm ván ở sân ga để hành khách giẫm lên. Lực giẫm này được đưa tới một máy phát điện để làm quay turbin. Nhóm chuyên gia khẳng định một đám đông lớn có thể cung cấp điện cho một tàu hỏa. Nếu đặt hệ thống trong vũ trường, nó có thể cung cấp đủ điện năng dành cho các hệ thống chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ và âm thanh.
Những tiến bộ trong AI và IoT hứa hẹn mang lại những thay đổi tích cực trong quản lý năng lượng, giúp tối ưu hóa hiệu suất, giảm chi phí và hỗ trợ phát triển bền vững.
Trong ngành dệt may, nơi mỗi watt năng lượng đều đáng giá, máy kéo sợi Polyester FDY (Fully Drawn Yarn) trở thành một bước tiến lớn cho ngành dệt may với khả năng tiết kiệm năng lượng đột phá lên đến 25%.
Việc tận dụng các nguồn nhiệt thừa cho thấy tiềm năng đáng kể đối với quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra và cuối cùng là đòn bẩy để tối ưu hóa các chi phí vận hành.
Cơ sở Huỳnh Văn Tới, ấp Thanh Xuyên, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh sử dụng công nghệ điều khiển máy CNC để chạm gỗ giúp giảm khoảng 10% chi phí điện năng so với trước đây.
ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL), nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp xây dựng các hệ thống và quá trình cần thiết cho việc cải tiến liên tục kết quả hoạt động năng lượng, bao gồm hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng và tiêu thụ năng lượng.
Tiêu chuẩn ISO 50001 được xây dựng giúp các tổ chức có thể tích hợp việc quản lý và cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng vào hệ thống quản lý của mình. Trong đó, áp dụng ISO 50001 tại doanh nghiệp cần thực hiện qua 5 bước cơ bản.