Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:15 GMT+7

Xây dựng "tòa nhà xanh" là bắt buộc

18/12/2008

Chia sẻ quan điểm này, TS. Nguyễn Quang Cung, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, hầu hết các nước trên thế giới đều có những "ngôi nhà mẫu" tiết kiệm năng lượng, nhưng ở Việt Nam đến nay vẫn chưa hề có.

Nam cũng chưa có thống kê cụ thể, chính xác những loại vật liệu có tính năng sử dụng giảm thiểu việc cung cấp năng lượng. Cũng đang thiếu những hướng dẫn cụ thể về cách lựa chọn vật liệu để sử dụng trong các công trình đô thị và kiến trúc nhằm đạt tiêu chí tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, chủ đầu tư chưa đặt bài toán cho nhà thiết kế về việc thiết kế các công trình tiết kiệm năng lượng.

Mặc khác, thể chế quản lý và động viên các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng như xử phạt các công trình thiết kế không đảm bảo yêu cầu tiết kiệm tại Việt Nam chưa có. Trong khi đó, các quốc gia trên thế giới mặc nhiên coi việc sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng để xây dựng "toà nhà xanh" là một điều bắt buộc. Họ có các chế tài xử phạt ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng rất chặt chẽ.

TS. Cung dẫn chứng, tại Giang Tô (Trung Quốc), toàn bộ diện tích đầu tư các công trình nhà ở, công trình công nghiệp mới thực hiện 50% chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng nhưng đã tiết kiệm được 500 KW điện. Còn ở Anh, tại các cao ốc văn phòng các thiết bị làm việc tỏa nhiệt lớn, họ đã sử dụng hệ thống làm mát tự nhiên giúp không khí trong lành về mùa hè, nhưng ấm về mùa đông do tích trữ nhiệt.

Theo ông Cung, dự kiến cuối năm 2008 Chính phủ sẽ ban hành Luật Tiết kiệm năng lượng quốc gia, trong đó có tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng. Theo luật này, khi thiết kế công trình bắt buộc bản thiết kế phải tuân thủ mọi quy định của luật tiết kiệm năng lượng, nếu không công trình đó không được phép thi công. Đồng thời, để tiết kiệm năng lượng ngay từ khâu sản xuất vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo tất cả các nhà máy sản xuất xi măng phải lấy khí thải (nhiệt thừa) từ ống khói đưa qua hệ thống lọc lấy nguyên liệu cho vào sản xuất, còn khí nóng chạy máy phát điện. Hiện mới chỉ có một số nhà máy xi măng như Hà Tiên 2 (Kiên Giang), Công Thanh (Nghi Sơn, Thanh Hóa) thực hiện. Với công nghệ này, khí thải một nhà máy xi măng có thể cung cấp tới 1/3 lượng điện tiêu thụ cho chính nhà máy đó

(Nguồn: Tạp chí Năng lượng Việt Nam)