Chủ nhật, 22/12/2024 | 13:15 GMT+7
Anh cho biết: “Tại đây trẻ em rất thích chơi trò chơi bập bênh. Từ sự chuyển động lên xuống của chiếc bập bênh (seesaw) đã khiến tôi bật ra suy nghĩ: sẽ rất tuyệt vời nếu mình có thể tận dụng nguồn năng lượng này!”.
Bắt đầu từ đó, Daniel Sheridan bắt tay thực hiện một số nghiên cứu tạo ra nguồn điện thông qua trò chơi bập bênh bằng cách thiết kế những tấm ván bập bênh tự sinh ra năng lượng điện khi nó hoạt động (ảnh). Nguồn năng lượng này sẽ được truyền đến bộ phận tích lũy điện, được trữ lại ở đó và khi cần có thể mang ra dùng. Trước mắt, Trường Đại học Conventry – nơi Daniel đang theo học – cùng một số doanh nghiệp đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho anh thực hiện sáng chế của mình đại trà hơn.
Daniel Sheridan phát biểu: “Tiềm năng của mẫu sản phẩm này rất lớn và có thể làm lợi cho nhiều cộng đồng ở châu Phi, và kể cả tại các châu lục khác, nhất là các địa phương còn nghèo”. Theo tính toán của anh, với một chiếc bập bênh hoạt động trong vòng 5 - 10 phút có thể phát ra nguồn điện đủ thắp sáng một lớp học buổi tối trong ít nhất 3 giờ đồng hồ. Do năng lượng từ bập bênh có thể lưu trữ được nên người sử dụng còn có thể quyết định cách thức sử dụng điện theo ý muốn của mình. Hiện tại, Daniel Sheridan đang có mặt ở một ngôi làng gần thành phố Jinja của Uganda để thử nghiệm dự án xây dựng một sân chơi có rất nhiều chiếc bập bênh, với mục tiêu tạo ra đủ nguồn điện thắp sáng cho cả một ngôi làng nhỏ với khoảng 300 hộ dân.
Như Quỳnh