Thứ sáu, 08/11/2024 | 04:41 GMT+7
Tính đến năm 2005, tổng công suất lắp máy của thủy điện trên toàn thế giới vào khoảng 741 GW, chiếm 22% tổng công suất lắp máy các nguồn phát điện và khoảng 118 GW đang được tiếp tục xây dựng. Điện năng phát từ thủy điện chiếm 19% (xấp xỉ 2.500 TWh/năm) tổng sản lượng điện của toàn thế giới, góp phần đáng kể trong việc đáp ứng tăng trưởng nhu cầu điện của thế giới. Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, thủy điện chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu điện lượng quốc gia. Theo các thống kê của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), thủy điện đang chiếm tỷ trọng 50 % trong tổng điện lượng toàn quốc ở 65 quốc gia, 80% ở 32 quốc gia và gần 100% ở 13 quốc gia trên thế giới.
Trong thế kỷ XX, Châu Âu và Bắc Mỹ là những khu vực phát triển mạnh trong lĩnh vực thủy điện. Nhiều quốc gia trong khu vực này đã khai thác phần lớn tiềm năng thủy điện của mình nhằm mục đích góp phần đáp ứng nhu cầu về năng lượng và phát triển kinh tế.
Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc là khu vực có tiềm năng rất lớn về thủy điện. Chính vì vậy, Châu Á có rất nhiều thuận lợi để phát triển thủy điện, và thực tế trong thời gian qua, nhiều quốc gia Châu Á đã chú trọng mạnh vào phát triển nguồn tiềm năng này. Hiện nay, Châu Á thậm chí đã vượt qua Bắc Mỹ và Châu Âu về tổng công suất lắp thủy điện.
Nam Mỹ và Châu Phi mặc dầu cũng có tiềm năng thủy điện khá phong phú, tuy nhiên khu vực này vẫn chậm phát triển. Tính đến nay Châu Phi mới chỉ phát triển được 5% tổng tiềm năng kỹ thuật thủy điện.
Năm nước hiện đang dẫn đầu thế giới về điện năng phát từ thủy điện là Canada chiếm 12% tổng điện lượng toàn thế giới, Trung Quốc 11,7%, Braxin 11,4%, Mỹ 9,4% và
Mặc dầu được đánh giá là một trong những công nghệ năng lượng có chi phí thấp nhất nhưng hiện nay việc phát triển thủy điện đang phải đối với mặt với các vấn đề lớn về môi trường như mất đất, mất rừng, tái định cư… Hơn nữa, ở một số quốc gia trên thế giới như NaUy, Thụy Điển nguồn tài nguyên thủy điện đã được khai thác gần hết./.
Việt Hòa