Thứ bảy, 23/11/2024 | 01:33 GMT+7

Bạn có dám uống bia được làm từ ... nước tiểu?

11/08/2016

Các nhà khoa học vừa phát minh ra một loại máy có thể biến nước tiểu thành một loại đồ uống.

Các nhà khoa học vừa phát minh ra một loại máy có thể biến nước tiểu thành một loại đồ uống.

Sau khi uống một vài cốc bia, bạn chắc chắn sẽ phải chạy ngay vào nhà vệ sinh. Các nhà khoa học đã tìm ra cách "đảo ngược" quá trình này, tức là dùng chính nước tiểu để thỏa mãn cơn khát. Họ đã phát minh ra một loại thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời có thể biến nước tiểu thành nước có thể uống được. Sau đó, chúng sẽ được sử dụng để ủ bia. 

Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Ghent cho biết công nghệ này có thể áp dụng ở khu vực nông thôn và các nước đang phát triển.

Có rất nhiều cách khác nhau để xử lý nước thải, nhưng các nhà khoa học tin rằng thiết bị mới mà họ vừa phát minh ra có hiệu suất năng lượng cao hơn và có thể áp dụng ở những khu vực không có điện.

Tiến sĩ Sebastiaan Derese, một trong những nhà nghiên cứu phát minh ra thiết bị này cho biết: "Chúng tôi có thể thu được phân bón và nước uống được từ nước tiểu một cách dễ dàng và chỉ cần đến năng lượng mặt trời". 

Thiết bị này sẽ thu thập nước tiểu vào một bể chứa lớn rồi đun nóng bằng một nồi hơi chạy bằng năng lượng mặt trời. Sau đó, nước tiểu được đun nóng sẽ được đi qua một cái màng để lọc ra khỏi nước cũng như các chất dinh dưỡng như kali, ni tơ, phốt pho. 

Các chất dinh dưỡng thu được có thể sử dụng để làm phân bón. 

Gần đây, các nhà khoa học đã thử nghiệm loại máy này tại một lễ hội âm nhạc kéo dài 10 ngày ở trung tâm Ghent.

Tại đây, họ đã thu được 1.000 lít nước từ nước tiểu của người tham gia lễ hội. Lượng nước này sẽ được sử dụng để sản xuất ra một trong những đặc sản của Bỉ, đó là Bia. 

Thiết bị này có thể được sử dụng ở tại những địa điểm tổ chức thể thao hay thậm chí là sân bay để biến nước tiểu thành nước sạch. 

Tiến sĩ Derese bổ sung thêm rằng nhóm các nhà nghiên cứu hi vọng rằng họ có thể mang loại máy này đến khu vực nông thôn ở những quốc gia đang phát triển, nơi mà phân bón và nước uống được rất khan hiếm. 

Ngọc Diệp (Theo Energy Live News)