Thứ bảy, 02/11/2024 | 23:28 GMT+7
Đó là viễn cảnh của chiếc trực thăng điện Lilium Jet, hiện đang được nghiên cứu và phát triển bởi một công ty tại Đức, dưới sự bảo trợ của trung tâm ươm mầm doanh nghiệp thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Những người sáng tạo ra chiếc trực thăng cá nhân này cho rằng, sản phẩm của họ sẽ được ra mắt công chúng và đầu năm 2018.
Kết hợp khả năng lên thẳng của máy bay trực thăng và khả năng di chuyển trên đường băng trước khi cât cánh của máy bay thông thường, cùng với các động cơ tuabin quạt gió chạy bằng pin sạc, Lilium Jet được thiết kế để giảm tiếng ồn đáng kể khi hoạt động so với các phương tiện lên thẳng khác.
Lilum Jet nên được xếp vào dòng sản phẩm máy bay thể thao loại nhẹ của châu Âu, vì nó chỉ dành cho các chuyến bay vào ban ngày, và vì vậy, phi công sẽ có bằng lái sau tối thiểu 20 giờ huấn luyện.
"Mục tiêu của chúng tôi là phát triển một loại máy bay để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày", Daniel Wiegand, CEO cũng là một trong 4 nhà sáng lập công ty này này cho biết. Chúng tôi đang tiến tới một loại máy bay có thể cất cánh, hạ cánh thẳng, không cần tới cơ sở hạ tầng phức tạp và đắt tiền của một sân bay".
Mặc dù cầm lái may bay khi chỉ có khá ít giờ huấn luyện dường như là một điều đáng lo ngại, song với hệ thống pin, động cơ và thiết bị điện tử dự phòng, chiếc máy bay mới này được thiết kế để hoạt động an toàn hơn trực thăng. Nó có hệ thống máy tính điều khiển thông minh, tự động cất cánh và hạ cánh.
Ban đầu, chiếc trực thăng Lilium Jet sẽ chỉ được phép bay từ các sân bay chỉ định. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của nhà sản xuất là nó có thể được phép cất cánh thẳng từ bất cứ không gian mở và bằng phẳng nào, với yêu cầu về diện tích chỉ là 15x15 mét.
Sau khi cất cánh, Lilium Jet sẽ xoay động cơ quay ngược lại đằng sau để đấy chiếc trực thăng này đi, giống như một chiếc máy bay bình thường bay ở vận tốc khoảng 300km/giờ. Mỗi lần sạc, trực thăng điện này có thể đi được quãng đường 500 km. Vận tốc tối đa ước tính khoảng 400 km/h - tất nhiên, khi bay ở vận tốc tối đa thì quãng đường bay được trong 1 lần sạc pin sẽ bị ảnh hưởng.
Công ty Lilium được thành lập năm 2015, bởi một nhóm kỹ sư và nghiên cứu sinh đang học lên tiến sĩ tại Đai học Công nghệ Munich. Họ phát triển chiếc trực thăng điện này bằng quỹ do một công ty đầu tư vốn mạo hiểm tài trợ.
Tới nay, công này này cho biết, họ đã tiến hành bay thử và phiên bản thử nghiệm ban đầu đã hoạt động thành công khi chở theo khối lượng 25 kg.
Lilium đang đặt ra một kế hoạch đầy tham vọng - tiến hành chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên bằng chiếc trực thăng hoàn thiện vào năm 2017. Sau đó, công ty này dự kiến sẽ đạt chứng nhận an toàn bay vào năm 2018, nhằm chuẩn bị cho hoạt dộng sản xuất quy mô lớn.
Linh Mai (Theo Gizmag)