Thứ ba, 05/11/2024 | 01:14 GMT+7
Các nhà khoa học đã phát triển thành công một loại chất liệu dùng trong pin quang điện với chi phí rẻ hơn mà vẫn đạt hiệu quả hoạt động 20.2%.
Một vài tế bào quang điện có triển vọng hiện đang sử dụng các phim thu ánh sáng làm từ hợp chất perovskite với cấu trúc phân tử. Tuy nhiên, các tế bào quang điện này lại dùng chất liệu chuyển đổi rất đắt đỏ để thực hiện chức năng di chuyển các điện tích dương được hình thành khi ánh sáng tiết xúc với phim perovskite. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học EPFL được đăng trên Tạp Chí Năng Lượng đã đề cập tới một chất liệu truyền chỉ tốn 1/5 chi phí của vật liệu hiện tại mà vẫn giữ được hiệu quả trên 20%.
Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm những cách để tăng hiệu suất hoạt động của tế bào quang điện. Nghiên cứu này tập trung vào những yếu tố chủ chốt của pin quang điện, lớp truyền dẫn và đặc biệt là các chất liệu làm nên chúng. Hiện tại chỉ có hai chất liệu dùng để làm lớp truyền dẫn cho tế bào quang điện làm từ perovskite. Cả hai loại đều có giá thành cao, vì thế làm tăng giá của sản phẩm đầu ra, gây trở ngại cho việc tiêu thụ.
Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu do Mohammad Nazeeruddin tại EPFL đã phát triển một vật liệu truyền dẫn phân tử gọi là FDT. Trải qua các cuộc thí nghiệm, kết quả cho thấy FDT có hiệu quả đạt tới 20.2%, cao hơn các loại vật liệu đắt đỏ kia. Vì FDT có thể dễ dàng thay đổi tùy mục đích sử dụng, nó đóng vai trò như một mẫu tiên phong cho thế hệ vật liệu chế tạo lớp truyền dẫn giá rẻ.
Thanh Thảo (Theo sciencedaily.com)